Nghiên cứu sử dụng một khái khái niệm bậc hai (thang đo đa hướng) là biến hình ảnh điểm đến. Kết quả phân tích mô hình đo lường cho thấy mô hình tương thích với dữ liệu thực tế: Chi-square = 4,379 nhỏ hơn 5, CFI = 0,928, TLI = 0,907; TLI = 0,928 đều lớn hơn 0,9, RMSEA = 0,078 nhỏ hơn 0,08 (hình 4.4). Sau khi loại đi các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ (nhỏ hơn 0,5) các biến quan sát còn lại cho thấy đạt giá trị hội tụ.
Kết quả phân tích bootstrap với cỡ mẫu hoàn lại là 1000 cho thấy khoảng tin cậy 95% của các hệ số tương quan giữa các thành phần trong thang đo hình ảnh điểm đến đều không chứa giá trị 1 (bảng 4.5). Điều này cho thấy, các thành phần trong thang đo đa hướng hình ảnh điểm đến đạt giá trị phân biệt và là các thành phần đơn hướng trong thang đo đa hướng.
Bảng 4.5. Khoảng tin cậy 95% của các hệ số tương quan trong thang đo hình ảnh điểm đến
Quan hệ các biến r
Khoảng tin cậy 95% của hệ số tương quan Phương pháp bias
corrected percentile
Phương pháp Percentile Cận dưới Cận trên Cận dưới Cận trên ENV <--> CON 0,891 0,850 0,935 0,847 0,934 ENV <--> INF 0,779 0,710 0,819 0,718 0,834 ENV <--> SUP 0,849 0,761 0,910 0,763 0,921 CON <--> INF 0,841 0,793 0,889 0,709 0,878 CON <--> SUP 0,749 0,664 0,807 0,665 0,810 INF <--> SUP 0,851 0,790 0,906 0,788 0,902
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS