Khoa học xã hội Việt Nam
2.2.1. Vài nét về Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Vài nét về Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội, cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội như: đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người
Việt Nam và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hóa, văn minh nhân loại; những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, tâm lý học nhằm phát huy sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; những khía cạnh khoa học xã hội của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh giá tác động đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam; lý luận và kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến sự phát triển toàn cầu, khu vực và Việt Nam; nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm và các liên kết vùng; nghiên cứu, tổ chức biên soạn những công trình khoa học tiêu biểu, những bộ sách lớn, thể hiện tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu và truyền bá tri thức về khoa học xã hội. Viện có nhiệm vụ tư vấn và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Viện còn có nhiệm vụ tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng nhằm phát huy những giá trị di sản văn hóa của các dân tộc Việt Nam; kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo và cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp; tổ chức hợp tác nghiên cứu, liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, viện, trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật; tổ chức tư vấn
và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin khoa học xã hội, phổ biến tri thức khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí; …
Với những nhiệm vụ như trên, công tác bảo đảm an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và đảm bảo an ninh mạng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Vài nét về Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin có chức năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các lĩnh vực công tác; quản lý thống nhất mọi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước đáp ứng nhu cầu của các tổ chức khác trong và ngoài nước, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trực thuộc xây dựng và ban hành các quy định về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để áp dụng thống nhất trong toàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, phát triển các giải pháp, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
4. Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin dùng chung của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bao gồm:
- Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống mạng cục bộ (LAN); mạng diện rộng (WAN) của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Quản lý và khai thác việc sử dụng Internet từ hệ thống mạng máy tính của của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc, tổ chức liên quan thực hiện công tác bảo đảm an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
- Tổ chức thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố kỹ thuật của hệ thống mạng máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; thực hiện công tác hỗ trợ sử dụng phần cứng, phần mềm cho các cán bộ, công chức, viên chức của Viện Hàn lâm;
- Làm đầu mối kết nối mạng thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với mạng thông tin của các cơ quan liên quan.
5. Chủ trì tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; phối hợp trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý, biên tập và cung cấp thông tin điện tử phục vụ các lĩnh vực công tác của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; làm đầu mối liên kết các Cổng thông tin điện tử thành viên của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
6. Chủ trì xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì hoạt động, bảo đảm an ninh của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bao gồm:
- Quản lý và vận hành Phầm mềm Quản lý văn bản và Điều hành tác nghiệp, Hệ thống thư điện tử của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
- Chủ trì xây dựng và quản trị các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung, phần mềm dùng chung phục vụ công tác quản lý, điều hành của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng, tích hợp các cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ các lĩnh vực công tác của Viện Hàn lâm.
7. Tham gia góp ý và phản biện về mặt kỹ thuật và công nghệ đối với các dự án, đề án ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị trực thuộc theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
8. Thực hiện tư vấn và các dịch vụ về ứng dụng công nghệ thông tin theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí.
9. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
10. Thực hiện các công tác hợp tác quốc tế liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực khoa học xã hội; trao đổi thông tin với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan giúp việc Chủ tịch Viện tiếp nhận, tổ chức triển khai các dự án hỗ trợ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin.
11. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo các quy định, quy chế của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao.
Tóm lại, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được thành lập ra với tư cách là một đơn vị chuyên trách thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và cơ sở dữ liệu của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cũng như các đơn vị trực thuộc khác.
2.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách an ninh mạng ở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Trên cơ sở tìm hiểu những chủ trương chính sách của Nhà nước và Chính phủ về an ninh mạng đã trình bày ở trên, qua khảo sát hạ tầng DataCenter, khảo sát hiện trạng an toàn, bảo mật dữ liệu, khảo sát hiện trạng về nhân lực ATTT, ANM, Luận văn xin khái quát vấn đề đảm bảo an ninh mạng ở Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam như sau:
2.2.2.1. Hiện trạng công nghệ thông tin và an ninh mạng tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
a. Hiện trạng công nghệ thông tin
Hiện nay, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã xây dựng hệ thống máy chủ, với số lượng hiện này là 10 máy chủ, các máy chủ này có chức năng chuyên dụng như máy chủ web, máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ quản lý hệ thống...
Đối với các đơn vị trực thuộc, cũng có 7 đơn vị có máy chủ như: Học viện KHXH, Viện KHXH vùng Nam Bộ, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam,Viện Nghiên cứu Hán nôm, Viện Thông tin KHXH, Viện Nghiên cứu Trung Quốc còn hầu hết các mạng nội bộ đều không có máy chủ và chỉ được kết nối ngang hàng.
Về công tác đảm bảo ATTT, ANM, có thể nói hầu hết các Viện nghiên cứu đều chưa quan tâm đến công tác này. Ngoại trừ hệ thống mạng của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và hệ thống mạng tại Học viện KHXH đã trang bị và cập nhật hàng năm giải pháp phòng chống virus, còn các đơn vị khác trong Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đều chưa đầu tư phần mềm chống virus cho toàn bộ hệ thống mạng. Công tác lưu trữ bảo vệ dữ liệu đối với các đơn vị trong toàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cơ bản đã được triển khai tốt hơn với hệ thống lưu trữ SAN, ổ cứng mạng NAS. Các giải pháp này đảm bảo tối đa sự an toàn của dữ liệu, cũng như khả năng sẵn sàng phục vụ liên tục của dữ
liệu, giảm thiểu thời gian truy cập cho người sử dụng và các ứng dụng, đơn giản hoá tối đa các thao tác quản trị, tích hợp và cấu hình cho phép triển khai hay nâng cấp nhanh chóng, sử dụng dễ dàng, nâng cao độ tin cậy và giảm các chi phí vận hành bảo trì sau này.
Trên đây sơ đồ hệ thống mạng kết nối mạng của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Sơ đồ mạng kết nối Viện Hàn lâm KHXH VN (b)
Phòng máy chủ hiện tại của Viện HL KHXH VN
Phòng máy chủ hiện tại của Viện hàn lâm
Các thiết bị hiện có trong hệ thống mạng của Viện Hàn lâm
Stt Thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Thiết bị chuyển mạch trung tâm
Model: Dell C9010 Chiếc 2
2 Switch cho các rack máy chủ Model: Dell N3048
Chiếc 2
3 Thiết bị IPS
Model: Dell SonicWall NSA 4600 Chiếc 1
4 Tường lửa kết hợp định tuyến
Model: Dell SonicWall NSA 4600 Chiếc 2
5 Máy chủ DHCP, Antivirus Model: PowerEdge R730
Chiếc 1
6 Máy chủ Inbox (backend)
Model: PowerEdge R730 Chiếc 1
7 Máy chủ chủ ảo
Model: PowerEdge R930 Chiếc 3
8 Máy chủ quản trị ảo hóa
Model: PowerEdge R730 Chiếc 1
Model: PowerEdge R730
10 Máy chủ quản trị nút mạng VassNet Model: PowerEdge R730
Chiếc 2
11 Thiết bị lưu trữ - Disk Storage
Model: PowerVault MD3820f Chiếc 1
12 SAN Switch
Model: Brocade 300 Chiếc 2
13 Thiết bị lưu trữ NAS (Lưu trữ lile số hóa):
Model: Dell NX3230 Chiếc 1
14 Thiết bị Tape backup
Model: PowerVault TL2000
Chiếc 1
b. Về phần mềm
Trong những năm gần đây Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi mặt công tác, các phần mềm được ứng dụng đã được triển khai như:
Phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý điều hành của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam bao gồm: Phần mềm quản lý văn bản điều hành tác nghiệp, phần mềm quản lý công tác tổ chức cán bộ, phần mềm quản lý khoa học, phần mềm quản lý hợp tác quốc tế, phần mềm quản lý đảng viên, phần mềm kế toán, đến nay đã có những hiệu quả nhất định, hỗ trợ việc quản lý, trao đổi và xử lý thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả thay thế cho việc xử lý văn bản giấy truyền thống.
- Phần mềm tin học hoá thư viện: CDS/ISIS for Windows (WINISIS) đang được sử dụng tại hầu hết các thư viện thuộc hệ thống thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Đây là phần mềm miễn phí do UNESCO cung cấp cho các cơ quan thông tin thư viện ở nước đang phát triển sử dụng để xây dựng các CSDL thư viện. Ngoài phần mềm miễn phí và phổ biến trên, đã có 2 thư viện sử dụng phần mềm thương mại trong quản lý thư viện đó là phần mềm Opac mới được triển khai tại thư viện Viện Thông tin KHXH; Thư viện của Viện KHXH vùng Nam Bộ sử dụng phần mềm Libol do Công ty Tinh Vân tạo lập.
- Phần mềm dành cho văn phòng sử dụng Microsoft Office thường không có bản quyền, phần mềm xử lý dữ liệu phân tích thống kê SPSS cho cán bộ nghiên cứu cũng sử dụng không có bản quyền.
- Phần mềm hệ thống: Hiện nay hệ thống máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows như Windows Server 2012, 2016 cho server và Windows 7, Windows 10 cho các máy trạm tất cả những phần mềm này được sử dụng tại các máy tính đều không có bản quyền.
- Phần mềm về an ninh mạng: Tại trụ sở số 1 Liễu Giai và mạng nội bộ của Học viện KHXH được trang bị một số giải pháp an toàn, an ninh mạng như hệ thống tường lửa và hệ thống phòng chống virus, còn lại mạng LAN của các đơn vị trực thuộc không có hệ thống an toàn an ninh chung trên toàn mạng trừ mạng nội bộ.
c. Về nguồn nhân lực
Ngày nay sự phát triển của CNTT đã trở thành một động lực tất yếu cho sự phát