7. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính và các dấu hiệu của vi phạm hành
hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
Xã hội vận động và phát triển luôn tiềm ẩn và tồn tại những vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật hành chính nói riêng. Các vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng xuất phát từ hành vi do con người thực hiện trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, hành vi trái pháp luật đó chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. Theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi loại vi phạm này
và đối tượng điều chỉnh của mỗi đạo luật trong hệ thống pháp luật, sẽ chia các vi phạm pháp luật thành các loại vi phạm khác nhau, như: vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự,... trong đó, vi phạm pháp luật hình sự là hành vi có tính chất nguy hiểm nhất cho xã hội, những vi phạm pháp luật hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, rất đa dạng, phong phú trong hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Thuật ngữ “vi phạm hành chính” được luật định khá sớm, lần đầu được quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Các Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và 2002 không quy định thế nào là vi phạm hành chính. Năm 2012 với việc Quốc hội thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 vi phạm hành chính được hiểu là: Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, bàn về khái niệm nêu trên, nhận thấy còn một số bất cập như việc sử dụng cụm từ “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước” chỉ nói lên được tính trái luật của hành vi; quy định các hành vi vi phạm hành chính thì phải bị xử phạt vi phạm hành chính cũng không chính xác về mặt khoa học, bởi thực tế khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thì không những họ phải chịu những hình thức “xử phạt” mang tính trừng phạt của nhà nước mà họ còn phải thực hiện các biện pháp “khắc phục hậu quả”, tức buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại trật tự ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm của họ gây ra (biện pháp khôi phục). [20, tr 37].
Tại cuốn Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên đã đưa ra khái niệm vi phạm hành chính với cách tiếp cận rộng và phù hợp với khoa học hơn. Theo đó vi phạm hành chính được hiểu là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [25, tr 393].
Từ định nghĩa trên, tác giả hiểu vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính.
Các dấu hiệu vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả bao gồm:
Có hành vi sản xuất ra các loại hàng giả làm cho người mua bị nhầm lẫn hoặc để lừa dối người mua nhằm thu lợi bất chính. Việc sản xuất hàng giả phải trái phép. Tức là việc sản xuất đó không có giấy phép hoặc trái với nội dung giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có hành vi buôn bán hàng giả, dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy sản phẩm, hàng hoá mà ngưòi mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm thu lợi bất chính.
Hành vi bán hàng giả: là hành vi dùng sản phẩm, hàng hoá mà người bán biết rõ là hàng giả đưa ra thị trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tò có giá trị như tiền (tức hình thức mua bán) để thu lợi bất chính.
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về hoạtđộng thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
Theo khoản 2, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định “xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Theo tác giả luận văn, tác giả đồng nhất với Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về khái niệm xử phạt vi phạm hành chính.
Từ đó tác giả hiểu khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả như sau: Xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả là hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả mang những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả cần phải xử phạt nghiêm minh, tính răn đe cao. Bản chất của hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả là lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính, tước đoạt giá trị vật chất và tinh thần của người khác. Sử dụng hàng giả về lâu dài còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kinh tế và thậm chí tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, ngoài hình thức
chính là phạt tiền và cảnh cáo còn có các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả phức tạp và khó xác định hành vi vi phạm. Các mặt hàng hóa được làm giả trên thị trường hiện nay rất đa dạng, trà trộn vào các loại hàng hóa được bày bán tràn lan. Thậm chí người bán hàng cũng không biết hàng hóa mình bán ra là hàng thật hay hàng giả vì qua nhiều đầu mối cung cấp khác nhau. Hàng hóa giả bán tại thị trường hiện nay rất tinh vi, sản phẩm ở trong là giả nhưng bao bì bên ngoài lại là thật khiến cho người tiêu dùng và các cơ quan chức năng không thể phân biệt được bằng mắt thường. Từ những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thông thường đến những hàng hóa công nghệ cao. Vì vậy, vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả đang diễn ra thường xuyên, và hết sức tinh vi; khiến cho công tác giám định hàng hóa trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối cho ngành, và các cấp trong công tác xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả xuất phát từ thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Sản xuất, buôn bán hàng giả với giá thành thấp hơn hàng thật, chi phí nhập hàng giả thấp sẽ đem lại nguồn thu lời cho người buôn bán. Tuy nhiên, cũng vì thị yếu của người tiêu dùng luôn chuộng hàng ngoại nhập, hàng hóa của thương hiệu lớn nhưng lại muốn bỏ ra ít chi phí để có được. Chính vì điều này đã tăng khả năng tiêu thụ hàng giả trong thị trường Việt Nam ngày nay. Người tiêu dùng khi mua hàng không có thói quen quan tâm về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm khiến người bán thấy lợi trước mắt mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thứ ba, đối tượng xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả rất đa dạng và phổ biến như: tổ chức và cá
nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả diễn ra trên nhiều lĩnh vực vì vậy các đối tượng xử phạt vi phạm hành chính cũng đa dạng theo từng lĩnh vực, theo từng phân cấp thị trường và xuất phát từ thị yếu tiêu dùng của người tiêu dùng trên từng địa bàn.
Chủ thể doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài tại Việt Nam thường có hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn mác, kiểu dáng, thương hiệu của các sản phẩm nước ngoài gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng như: đồng hồ, đồ gia dụng điện tử, mỹ phẩm cao cấp…Các thương hiệu hay bị các doanh nghiệp làm giả phải kể đến như: lĩnh vực điện máy gia dụng Panasonic, Samsung, Sony…; lĩnh vưc mỹ phẩm cao cấp như: Dior, Mac, Ohui…;lĩnh vực thời trang: Gucci, LV, Zara, Nike…
Chủ thể cá nhân và hộ kinh doanh thường kinh doanh các mặt hàng hóa giả thông thường cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như: mì chính, gia vị, dầu gội, bánh kẹo…
Thứ tư, chủ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định trong luật cũng như các văn bản khác rất đa dạng và phong phú. Bao gồm nhiều cơ quan mà trước hết là các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đối với ngành và lĩnh vực, UBND các cấp và các cơ quan có vai trò kiểm soát đối với lĩnh vực quản lý hành chính tương ứng; các cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
Thứ năm, mục tiêu xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả là kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả cũng như tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả mại, sản xuất, buôn bán hàng giả
Thứ nhất, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính; mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả là hành vi trái pháp luật nên có tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả thể hiện ở chỗ vi phạm hành chính phá vỡ trật tự xã hội được Nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội, Nhà nước. Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả sẽ góp phần xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm để xử lý chính xác hay ngăn chặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán và sản xuất hàng giả thì người có thẩm quyền phải xử phạt nghiêm minh để đảm bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời giáo dục người vi phạm và giáo dục chung đối với tất cả mọi người. Việc không xử lý hay xử lý quá nhẹ sẽ dẫn đến sự coi thường pháp luật, nếu xử phạt quá nặng sẽ gây bức xúc cho người bị xử phạt. Cả hai khả năng đó đều ảnh hưởng bất lợi đến ý thức pháp luật của người dân.
Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
Vi phạm hành chính thường được coi là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt vi phạm hành chính không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Hơn nữa, khi xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Hơn nữa, như trên đã nêu, việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả gây ra. Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm. Trong thủ tục xử phạt có lập biên bản, thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Với thời hạn như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định để xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.
Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả phải được tiến hành công khai, khách quan. Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản vi phạm hành chính phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi
phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm; công bố công khai việc xử phạt VPHC trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội; các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc khám… Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành