Phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 55 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Các phong trào thi đua: “Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh”, “Xây dựng chính quyền vững mạnh”, “Xây dựng các đoàn thể vững mạnh”; “Dân vận khéo”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa”... được các cơ quan đảng tỉnh tổ chức thiết thực, hiệu quả gắn với tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các phong trào thi đua trong khối Mặt trận và các đoàn thể được duy trì thường xuyên như: Hội Nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo”; Hội Cựu chiến binh với phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, “02 xóa, 03 giúp, 03 mô hình”. Hội Liên hiệp phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, ngoài ra có các mô hình hoạt động rất hiệu quả như: “Mái nhà xanh”, “Giúp hộ nghèo có địa chỉ”, “Tiếng trống học đêm”, “Hiến đất làm đường”. Đoàn thanh niên luôn đi đầu trong phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; và các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh... [27] Các phong trào thi đua đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng làng, bản văn hoá, ngăn ngừa và giảm thiểu các tệ nạn xã hội, xây dựng cơ quan, đơn vị, các tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Ngoài ra, còn rất nhiều phong trào thi đua khác như các phong trào: “Dân vận khéo”; “Cựu chiến binh gương mẫu”; “Tuổi cao - gương sáng, hiến kế, hiến công vì quê hương đất nước” của Hội Người cao tuổi; phong trào quyên góp quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh; phong trào “Hiến máu nhân đạo” của Hội Chữ thập đỏ tỉnh; phong trào xây dựng xã hội học tập của Hội Khuyến học; Nhiều cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Ngày vì người nghèo”, “Đền ơn, đáp nghĩa”; “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; “Mái ấm công đoàn”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Không uống rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc và ngày trực”…. [27] các phong trào thi đua đã phát triển rộng rãi trong xã hội, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Pleiku. Trong đó, tiêu biểu:

Phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh”: Triển khai việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực

hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa X) về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới…đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm mới của các tập thể, cá nhân điển hình học tập và làm theo lời Bác. Công tác biểu dương, khen thưởng gương điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” thường xuyên chú trọng, góp phần tuyên truyền nhân rộng mô hình những mô hình mới, cách làm hay, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong các phong trào thi đua yêu nước và trên các lĩnh vực công tác, xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân điển hình, gương mẫu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với những mô hình, giải pháp sáng tạo như: “Bàn làm việc không giấy”; chương trình “Đối thoại

với nhân dân”; mô hình “Ngày thứ 5 cơ sở”; “Mỗi cán bộ, công chức góp 1.000đ/ngày”; “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”; Mô hình “Chào cờ tập trung vào sáng thứ 2 tuần đầu tiên của mỗi tháng”; Mô hình “Kết nghĩa giữa doanh nghiệp, chủ rẫy, chủ trang trại với thôn, làng liền kề”; Mô hình “Phát huy vai trò và uy tín của bí thư chi bộ, già làng, trưởng thôn, người uy tín trong công tác vận động quần chúng”; “Làng đồng bào dân tộc kiểu mẫu trong xây dựng đời sống mới”… Trong 05 năm qua, thành phố đã biểu dương, khen thưởng 67 tập thể, 65 cá nhân điển hình tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [24]. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố, đã kịp thời có những tin bài để tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo gương Bác; đồng thời tổ chức chương trình giao lưu, gặp mặt các điển hình, tạo sức lan tỏa ra toàn xã hội.

Phong trào “Dân vận khéo”: Công tác dân vận được quan tâm chỉ đạo và có bước đổi mới trong phương thức hoạt động; tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” dần trở thành phương thức quan trọng trong công tác vận động Nhân dân và tạo được sự đồng thuận trong xã hội; các mô hình dân vận khéo bước đầu đã có sự lan tỏa, tác động tích cực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án số 01-ĐA/TU ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa phối hợp với các xã, phường có làng đồng bào dân tộc thiểu số đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo phát triển sản xuất, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh. Các đơn vị đã xây dựng 133 mô hình tập thể và 145 gương cá nhân điển hình trong thực hiện phong trào Dân vận khéo trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị [24].

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau

làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Hội Nông dân phát động đã nêu cao tinh thần

đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân giỏi với các hộ nông dân nghèo đã trở thành nề nếp trong sản xuất và đời sống của cộng đồng nông thôn, đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Giai đoạn 2015-2020 có 10.751 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đóng góp xây dựng 02 nhà tình nghĩa [27]; các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp đỡ về vốn, cây giống, khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện, giúp đỡ cho các hộ thoát nghèo.

Phong trào thi đua yêu nước của thành phố giai đoạn 2015 - 2020 đã có nhiều tiến bộ, đổi mới và có sự lan tỏa rộng. Thi đua yêu nước đã có tác động tích cực, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân thành phố phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo được chuyển biến trên nhiều mặt, nhất là chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua từng bước được cải tiến, đạt hiệu quả, phù hợp, hướng thi đua yêu nước vào thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chất lượng công tác khen thưởng được nâng lên, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng, chú trọng khen thưởng thành tích đột xuất, chuyên đề, nâng cao tỷ lệ khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động, học tập, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tập trung tháo gỡ, giải quyết tồn động khen thưởng thành tích kháng chiến.

Với những thành tích đã đạt được, nhiều ngành, địa phương, đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Tỉnh, Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành tặng thưởng nhiều Bằng khen, Cờ Thi đua xuất sắc và được Nhà nước, Chính phủ tặng

nhiều phần thưởng cao quý. Nhân dân và Cán bộ thành phố Pleiku đã vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trong xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w