HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại việt nam (Trang 32 - 48)

VIỆT NAM

1. Pháp luật thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên thế giới, hợp đồng theo mẫu (hay hợp đồng gia nhập, hợp đồng soạn sẵn) là một hình thức của các điều kiện giao dịch chung hay điều kiện thương mại chung mà các doanh nghiệp thường sử dụng để giao kết với các khách hàng của mình. Điều kiện giao dịch chung có thể được hiểu là những điều kiện hợp đồng, quy tắc bán hàng và các vấn đề khác có liên quan do một bên (thường là doanh nghiệp) soạn thảo sẵn để áp dụng cho tất cả các bên (thường là người tiêu dùng) tham gia giao dịch với mình. Còn hợp đồng theo mẫu là một dạng của điều kiện giao dịch chung trong đó bao gồm những điều khoản liên quan đến đối tượng của từng giao dịch cụ thể nhưng doanh nghiệp tự soạn thảo và đưa ra cho khách hàng, khách hàng chỉ trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng. Pháp luật ở nhiều quốc gia quy định khá rõ ràng về các điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu, không chỉ dừng lại ở định nghĩa mà còn các cơ chế kiểm soát sự lạm dụng cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, bên yếu thế hơn.

a) Kinh nghiệm về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu của Québec (Canada) Hệ thống pháp luật của bang Québec thuộc Civil Law (dân luật). Tại bang Québec, vấn đề hợp đồng theo mẫu được điều chỉnh bởi cả Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Québec quy định một cách chi tiết các vấn đề liên quan đến hợp đồng tiêu dùng. Quan điểm của nhà làm luật Québec là bảo vệ người tiêu dùng thông qua chế định hợp đồng. Do đó, các chế định trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Québec năm 1971 đều liên quan đến chế định hợp đồng. Điều 2 quy định: “Đạo luật này áp dụng cho mọi hợp đồng hàng hóa, dịch vụ được ký kết giữa người tiêu dùng (consumer) và thương nhân (merchant) trong quá trình kinh doanh của mình". Điều 8 của Luật này quy định: “Người tiêu dùng có thể đề nghị tuyên bố vô hiệu một hợp đồng hoặc đề nghị giảm

nghĩa vụ của mình nếu trong hợp đồng thể hiện rõ sự không cân xứng giữa phần nghĩa vụ tương ứng của các bên mà phần lớn thuộc về người tiêu dùng hoặc nếu nghĩa vụ của người tiêu dùng là quá nhiều, không hợp lý”.

Về giải thích hợp đồng, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1971 của Québec cũng đưa ra các quy định về ngôn ngữ trong hợp đồng, đưa ra nguyên tắc giải thích các điều khoản mập mờ, không rõ nghĩa: “Trong trường hợp có những điều khoản bị nghi ngờ hoặc mơ hồ, hợp đồng sẽ được giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng".

Về ký kết hợp đồng, Điều 27 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1971 của Québec quy định: “Theo quy định tại Điều 29, thương nhân phải ký vào hợp đồng bằng văn bản đã được điền đầy đủ, cung cấp cho người tiêu dùng một khoảng thời gian đủ để nhận thức về các điều khoản hợp đồng và phạm vi của nó trước khi ký kết". Đây có thể coi là một quy định quan trọng, bởi người tiêu dùng nhiều khi lâm vào thế bị động trong giao kết hợp đồng với thương nhân, họ không có đủ thời gian và cơ hội để có thể xem lại hợp đồng một cách kỹ càng. Quy định trách nhiệm của thương nhân trong việc tạo điều kiện cho người tiêu dùng được đọc và hiểu hợp đồng trong một khoảng thời gian hợp lý đã khắc phục được tình trạng trên. Việc giao hợp đồng cho người tiêu dùng không chỉ là một nghĩa vụ của thương. nhân mà nó còn là căn cứ để xác định sự ràng buộc về mặt pháp lý của người tiêu dùng theo hợp đồng, bởi vì theo quy định tại Điều 33 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1971 của Quebec: "Người tiêu dùng chỉ bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ của mình kể từ thời điểm người tiêu dùng”

b) Kinh nghiệm về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu của Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu (EU) ban hành nhiều chỉ thị liên quan đến người tiêu dùng nhằm khuyến cáo các nước thành viên bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật của mình như: Chỉ thị số 85/374/EEC ngày 25-7-1985 về trách nhiệm sản xuất đối với sản phẩm khuyết

tật; Chỉ thị số 90/314/EEC ngày 13-6-1990 về dịch vụ du lịch trọn gói Chỉ thị số 1999/44/EEC ngày 25-5-1999 về việc bán hàng hóa tiêu dùng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến | Chỉ thị số 93/13/EEC ngày 05-4-1993 của Ủy ban châu Âu. Về các điều khoản không công bằng trong các hợp đồng tiêu dùng, được coi là một trong những đạo luật quan trọng nhất về kiểm soát tính công bằng của các điều khoản mẫu. Chỉ thị số 93/13/EEC gồm 11 điều khoản và một phụ lục kèm theo. Theo đó, cơ chế đánh giá về tính không công bằng của các điều khoản mẫu được quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Chỉ thị. "Một điều khoản hợp đồng không được trực tiếp thương lượng sẽ được coi là bất công nếu, trái với yêu cầu của sự thiện chí, nó gây ra một sự mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo hợp đồng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Một điều khoản được coi là không trực tiếp thương lượng khi nó được soạn thảo từ trước và do đó người tiêu dùng không thể ảnh hưởng đến bản chất của thuật ngữ, đặc biệt là trong hợp đồng tiêu chuẩn đã được dựng sẵn từ trước”

Như vậy, quy định về kiểm soát tính không công bằng chỉ giới hạn trong các điều khoản không được trực tiếp thương lượng (not individually negotiated) của hợp đồng tiêu dùng. Theo Điều 3 Chỉ thị số 93/13/EEC ngày 05-4 tố sự bất cân xứng đáng kể đối với quyền và nghĩa vụ của quy các bên; đi ngược lại với yêu cầu về sự thiện chí và gây bất hoạt giúp thích nghi với đời sống xã hội, tuy nhiên các định pháp luật vẫn phải bảo đảm tính xác định, không chung chung, do đó Phụ lục về danh mục các điều khoản được coi là bất công được ban hành kèm theo đã góp phần làm rõ. Đáng chú ý, Điều 3 Chỉ thị này quy định rằng danh mục này là các điều khoản chỉ dẫn và không đầy đủ các điều khoản có thể được coi là bất công. Điều đó có nghĩa là một điều khoản hợp đồng nếu trùng với danh mục này không mặc nhiên được coi là không công bằng.

c) Kinh nghiệm về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu của Hàn Quốc

Hàn Quốc ban hành một đạo luật riêng về hợp đồng theo mẫu hay hợp đồng gia nhập (adhesion contract), ban hành ngày 31-12-1986, sau nhiều lần sửa đổi, lần gần nhất vào

ngày 28-5-2013, được gọi tên là Đạo luật quy định về các điều khoản và điều kiện (Act on the Regulation of Terms and Conditions). Điều 1 Đạo luật quy định: “Mục đích của Đạo luật này là thiết lập trật tự hợp lý trong các giao dịch kinh doanh, do đó để bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sự cải thiện cân bằng cuộc sống của người dân bằng cách ngăn cản các thương nhân chuẩn bị các điều khoản và điều kiện không công bằng và sử dụng chúng trong các giao dịch kinh doanh bằng cách lợi dụng sự bất cân xứng trong vị thứ thương lượng để quy định các điều khoản và điều kiện bất công".

Đạo luật trên của Hàn Quốc còn quy định về nghĩa vụ của nhà kinh doanh phải cung cấp các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bằng tiếng Hàn, sử dụng các điều khoản đã được chuẩn hóa có hệ thống để khách hàng có thể dễ dàng hiểu chỉ về các điều khoản và điều kiện, nêu rõ các chi tiết quan trọng bằng dấu hiệu, màu sắc in đậm, chữ lớn... để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra chúng (khoản 1 Điều 3). Bên cạnh đó, một quy định khá quan trọng và tương tự như quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Québec năm 1971 là: “khi ký kết hợp đồng, nhà kinh doanh sẽ thông báo rõ cho khách hàng các chi tiết về các điều khoản và điều kiện liên quan theo cách thức thông thường đối với loại hợp đồng được đề cập, và theo yêu cầu của khách hàng giao một bản sao của các điều khoản và điều kiện cho khách hàng để giúp khách hàng hiểu về chúng”

Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được xây dựng theo nguyên tắc thiện chí và tin cậy, không được hiểu khác đi với từng người tiêu dùng khác nhau và nếu ý nghĩa của các điều khoản và điều kiện không rõ ràng thì sẽ được hiểu theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Các điều khoản miễn trừ đưa ra các điều khoản và điều kiện liên quan đến trách nhiệm của các bên ký kết thuộc các trường hợp sau sẽ bị vô hiệu:

Một là, điều khoản miễn trừ trách nhiệm của nhà kinh doanh đối với những hành vi cố ý vi phạm hoặc do sơ suất của doanh nghiệp hoặc các đại lý, nhân viên của doanh nghiệp đó;

Hai là, điều khoản hạn chế một cách vô lý mức độ bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp hoặc chuyển rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu cho người tiêu dùng;

Ba là, điều khoản loại trừ hoặc hạn chế một cách vô lý nghĩa vụ bảo hành của doanh nghiệp, thắt chặt các yêu mà người tiêu dùng phải đáp ứng để thực hiện quyền bảo hành của họ, hoặc nếu doanh nghiệp liệt kê những sự kiện phát sinh của hợp đồng hoặc trình bày về đặc tính, diễn biến... của sự kiện, nhưng ngoại trừ hoặc hạn chế nghĩa vụ bảo hành trong các sự kiện đó.

Các điều khoản trong đó bắt buộc khách hàng phải bồi thường thiệt hại quá lớn và vô lý cũng sẽ vô hiệu

Theo Điều 9 Đạo luật quy định về các điều khoản và điều kiện hợp đồng của Hàn Quốc về hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng, theo đó bất kỳ điều khoản nào như loại trừ hoặc hạn chế quyền hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng của người tiêu dùng cho phép bên soạn thảo được quyền hủy hoặc chấm dứt hợp đồng khiến khách hàng chịu bất lợi mà không cần có lý do chính đáng; để giảm bớt các yêu cầu của bên soạn thảo thực hiện quyền hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng theo các quy định của pháp luật khiến khách hàng gặp bất lợi mà không cần có lý do chính đáng; buộc khách hàng phải bồi thường quá nhiều nếu họ hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng, hoặc đưa ra lý do bất hợp lý để khách hàng từ bỏ yêu cầu đòi bồi thường; giảm bớt nghĩa vụ bồi thường hoặc trách nhiệm của bên soạn thảo khi xảy ra sự kiện hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng; cho phép gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng một cách bất hợp lý khiến khách hàng phải gặp những bất lợi không hợp lý trong quan hệ vay nợ liên tục thì những điều khoản này sẽ không có hiệu lực.

Ngoài ra, Đạo luật cũng dự liệu thêm rất nhiều các điều khoản hợp đồng vô hiệu khác như điều khoản định về việc biểu lộ ý định của người tiêu dùng (Điều 12 Đạo luật quy định về các điều khoản và điều kiện hợp đồng của Hàn Quốc)

Đạo luật quy định về các điều khoản và điều kiện hợp đồng của Hàn Quốc còn quy định rất cụ thể các chế tài và hình thức áp dụng chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng gia nhập.

=> Có thể thấy Hàn Quốc có một khung pháp lý toàn diện về hợp đồng mẫu nói riêng và bảo vệ người tiêu dùng nói chung. Trên cơ sở đó, người tiêu dùng sẽ tránh được nhiều rủi ro trong giao dịch với nhà kinh doanh.

d) Cộng hoà Liên bang Đức

Đức là một quốc gia rất quan tâm đến các chính sách và pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có vấn đề các điều kiện thương mại chung (hay hợp đồng mẫu). Năm 1976, Đức ban hành Luật về các điều kiện thương mại chung (sửa đổi sau cùng vào năm 2000), trong đó đưa ra các định nghĩa, các điều kiện có hiệu lực, các căn cứ để xác định hiệu lực và các nguyên tắc áp dụng của điều kiện thương mại chung...Tại Điều 305 Chương 2- Các nghĩa vụ hợp đồng hình thành từ các điều kiện chung, Bộ luật dân sự CHLB Đức đưa ra định nghĩa về các điều kiện thương mại chung như sau:” Các điều kiện thương mại chung là tất cả các điều khoản hợp đồng được soạn thảo sẵn để áp dụng cho hàng loạt hợp đồng mà một bên (Bên soạn thảo) đưa ra cho bên còn lại ( Bên giao kết) để ký kết hợp đồng.” Các điều kiện thương mại chung được đưa vào trong hợp đồng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn:”(i) trong suốt quá trình giao kết hợp đồng, bên soạn thảo hợp đồng đã thực sự kêu gọi sự chú ý của bên giao kết với các nội dung của hợp đồng theo cách mà hợp đồng được ký kết...; (ii) bên soạn thảo đã cung cấp một phương thức thích hợp cho bên giao két xem xét về các bất lợi, rủi ro khi giao kết hợp đồng mà bên soạn thảo có thể nhận thức được...; (iii)các bên phải chấp thuận về các điều kiện chung cụ thể được áp dụng đối với mỗi loại giao dịch pháp lý nhất định”. Đối với các điều khoản mập mờ, tối nghĩa và dễ gây hiêu nhầm cho bên giao kết thì theo khoản c Điều 305 Bộ luật Dân sự CHLB Đức, các điều khoản đó sẽ được giải thích chống lại doanh nghiệp và hướng có lợi cho người tiêu dùng và/hoặc bên thứ ba có liên quan. Bộ luật Dân sự CHLB Đức cũng đưa ra những vấn

đề cần phải xem xét để coi các điều kiện thương mại chung là vô hiệu. Tại Điều 307, Bộ luật quy định rằng các điều kiện thương mại chung sẽ không có giá trị hiệu lực nếu đi ngược lại với nguyên tắc thiện chí trong giao kết hợp đồng và chúng đưa ra cho bên giao kết các bất lợi không hợp lí. Bộ luật cũng đưa ra cơ sở để xác định một điều kiện thương mại chung là bất lợi không hợp lí đối với bên giao kết nếu các điều kiện đó không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, các điều kiện đó hạn chế các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ bản chất của hợp đồng dẫn đến là sẽ không đạt được mục đích của hợp đồng. Bộ luật Dân sự CHLB Đức còn đưa ra 8 loại điều khoản có thể sẽ bị vô hiệu nếu tòa xem xét và kết luận (theo Điều 308) và 13 loại điều khoản mà pháp luật quy định là đương nhiên vô hiệu ( theo Điều 309). Thông qua chế định về các điều khoản thương mại chung ( hay là hợp đồng mẫu) trong pháp luật CHLB Đức, Việt Nam có thể xem xét về việc sẽ đưa những điều khoản, điều kiện bị xem xét vô hiệu hoặc đương nhiên vô hiệu vì những quy định sẽ trở thành những cơ sở, nền tảng vững vàng cho hoạt động thương mại nói chung và mua bán căn hộ chung cư nói riêng. Việc đưa ra những điều khoản đó đồng thời sẽ nâng cao vị trí, vai trò của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lsi và xử lý các loại hợp đồng theo mẫu của doanh nghiệp. Thêm đó, khi có những quy định này thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi so sánh, đối chiếu các điều khoản, điều kiện mà doanh nghiệp ban hành với những quy định cấm của pháp luật.

e) Gợi mở cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia và tổ chức trên thế giới, Việt Nam cũng cần phải học hỏi để rút ra bài học từ thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu. Việt Nam cần quan tâm, rút kinh nghiệm để hạn chế rủi ro cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu.

Trên phương diện quản lý, hợp đồng theo mẫu cần phải được quản lý tại cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trong mua bán căn hộ chung cư tại việt nam (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w