Thực hiện cơng tác đầu tư nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 86 - 88)

05 Sự hài lòng về đơn vị công tác: tự hào khi làm

2.2.7. Thực hiện cơng tác đầu tư nguồn tài chính

Trong những năm qua Sở Y tế tỉnh Đắk Nơng đã thực hiện rà sốt, phân bổ kinh phí để triển khai cơng tác chăm sóc sức khỏe bảo vệ nhân dân theo đúng quy định nhà nước. Tiếp tục tăng cường hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế cho các đơn vị trực thuộc. Phổ biến kịp thời và đầy đủ mức chi tiêu và các chế độ chính sách của Nhà nước; triển khai quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan; triển khai công khai tài chính tài chính theo các nội dung quy định tại Thông tư 21/2005/TT-BTC; triển khai quy chế dân chủ tự chịu trách nhiệm, thẩm định và phê duyệt phương an tự chủ và quy chế chi tiêu nội bộ đới với các đơn vị trực thuộc theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP và nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

Công tác đầu tư xây dựng cơ fbản đến nay thì các cơ sở vật chất tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã được đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau như nguồn vốn trái phiếu chính phủ, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ trung ương, nguồn vốn viện trợ nước ngoài (ADB, WB, EU), đã được xây dựng và nâng cấp, sửa chữa 100% cơ sở y tế tuyến huyện/ thị xã và 95 % trạm y tế tuyễn xã được xây mới. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần xây dựng đồng bộ cơ sở y tế, góp phần xây dựng dã đạt chuẩn y tế xã đến nay gần 75%. Trong năm 2019 xây dựng mới trạm y tế Kiến Đức, huyện Đắk R’lấp từ nguồn ADB và nâng cấp sửa chữa 10 trạm y tế từ nguồn EU: Ea Pô, Đắk Drông, Đắk Gằn, Đắk Săk, Đắk Mol, Đăk Ngo, Quảng Tâm, Đắk Plao, Thuận Hà, Nâm N’Jang.

Về việc quản lý các chương trình – Dự án, đã tiến hành thực hiện theo đúng quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và thẩm định các nội dung đầu tư theo đúng quy trình, thủ tục và Luật đầu tư công và một số quy định khác có liên quan của địa phương nhằm đảm bảo tính cân đối của việc sử dụng nguồn kinh phú đối ứng, đáp ưng việc triển khai các chương trình, dự án theo tiến độ và yêu cầu của nhà tài trợ. Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình dự án: dự án HPET, dự án y tế Tây Nguyên giai đoạn 2. EU, WB,… đầu tư về lĩnh vực y tế theo quy định. Đồng thời xin chủ trương thực hiện kiểm toán độc lập các dự án do Sở y tế làm chủ đầu tư. Chỉ đạo, hướng dẫn ban quarnlys dự án thực hiện đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của kiểm toán nhà nước. Thực hiện đầu đủ các báo cáo tiến đột thực hiện chương trình dự án, hướng dẫn thực hiện cơng tác quản lý và sử dụng tài sản

- Tiếp nhận và bàn giao xe ô tô cứu thương cho các TTYT huyện ĐắkG’long, Tuy Đức, Cư Jut, Krơng Nơ và 02 xe oto phịng dịch cho TTYT huyện Đắk G’long, Tuy Đức.

- Bổ sung đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cho bệnh viện tuyến huyện từ nguồn vốn kết dư dự án.

- Bàn giao trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã phường/ thị trấn, gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế cho các trạm y tế xã mới xây và xã nghèo.

Dự án HPET: triển khai kế hoạch đào tạo về nội dung “Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình” cho đối tượng Bác sĩ tại trường Phạm Ngọc Thạch, tổ chức đào tạo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nữ hộ sinh và điều dưỡng và tiếp tục tiến hành chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng Dược tại Đắk Nông,…

Dự án nước thải (WB): đào tạo tập huấn về quy trình xử lý rác thải y tế để chuẩn bị cho công tác kiểm định đầu tư theo kế hoạch, tổ chức tập huấn về quản lý chất thải y tế bệnh viện tỉnh và bệnh viện các huyện dự án xử lý chất

thải; đánh giá tác động môi trường của 08 Bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện và điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng đầu ra của dự án.

Dự án ADB y tế cơ sở: phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư tham mưu UBND tỉnh dề xuất chủ trương Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở vùng khó khăn gửi các Bộ: Kế hoạch và đầu tư, Bộ Y tế và Tài chính.

Tuy nhiên, nguồn ngân sach phân bố cho ngành còn hạn hẹp nên việc triển khai một số hoạt động cịn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, vẫn còn khá nhiều trang thiết bị y tế chưa được đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả do chưa xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, có nhu cầu nhưng chưa có nguồn nhân lực hoặc do chồng chéo của nhiều chương trình, dự án … Cơng tác quản lý trang thiết bị y tế một số nơi còn nhiều hạn chế do cán bộ trực tiếp quản lý chưa được đào tạo … Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế hiện còn tồn tại một số bất cập như: chưa sử dụng hết hiệu quả công suất thiết bị, lạm dụng kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị; một số cơ sở y tế đã được trang bị thiết bị mới nhưng chưa có cán bộ được đào sử dụng thiết bị; đặc biệt các cơ sở y tế chưa được quan tâm đúng mức đến công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ trang thiết bị. Một số máy móc được các dự án đầu tư có hiện tượng đắp chiếu để ko sử dụng. Do vậy, chất lượng thiết bị xuống cấp nhanh, tuổi thị giảm, thậm chí có thiết bị được sử dụng đến khi hỏng nặng mới được sửa chữa, thay thế gây lãng phí về kinh tế và chất lượng khám chữa bệnh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w