7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Y tế Thừa Thiên Huế và UBND cấp huyện
pháp để duy trì, phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
Bộ Y tế cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền triển khai xây dựng văn bản hướng dẫn chuyển ngạch, nâng ngạch để các y, bác sỹ sau khi được đào tạo, có văn bằng, chứng chỉ trình độ cao hơn có thể được chuyển ngạch nhanh chóng, giúp đảm bảo chế độ phù hợp với chuyên môn và sự cống hiến của các y, bác sỹ, tránh tình trạng y, bác sỹ có chuyên môn cao nhưng vẫn giữ ngạch thấp, khi đó sẽ không có điều kiện tự thể hiện bản thân.
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Y tế Thừa Thiên Huế và UBND cấp huyện huyện
Sở Y tế Thừa Thiên Huế cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn để đội ngũ y, bác sỹ trong toàn Ngành và y, bác sỹ trên địa bàn học tập kinh nghiệm lẫn nhau để cùng tiến bộ, cùng phát triển, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ toàn ngành nói chung và của Trung tâm Y tế cấp huyện nói riêng.
Các cơ quan cấp trên, đặc biệt là Sở Y tế cần đơn giản các thủ tục hành chính và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục, hồ sơ như hồ sơ cử cán bộ đi học để đảm bảo kịp thời trong công tác đào tạo, hồ sơ nâng lương tạo sự khích lệ cho những y, bác sỹ trong đợt nâng lương. Đảm bảo sự luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trực thuộc Sở Y tế được diễn ra đúng quy trình, thủ tục đơn giản. Đối với các danh hiệu thi đua, cần nhanh chóng xem xét, giải quyết để kịp thời khen thưởng cho các cá nhân, tập thể, tránh để tình trạng để quá lâu, khi đó sẽ làm giảm giá trị của việc khen thưởng. Khi khen thưởng kịp
thời, hợp lý sẽ động viên, khích lệ người lao động hăng hái, nhiệt tình trong lao động, đảm bảo kết quả tốt nhất. Để làm được như vậy cần có sự trao đổi thẳng thắn, hợp tác giữa bên gửi hồ sơ và bên nhận hồ sơ để quá trình hoàn thiện diễn ra nhanh hơn.
Trong chọn cử y, bác sỹ đi đào tạo nâng cao trình độ, Sở Y tế cần giải quyết thủ tục nhanh chóng để tạo điều kiện cho cán bộ đảm bảo tiến độ nộp hồ sơ tại trường, tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu.
UBND huyện và Sở Y tế cần thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong toàn ngành và trên địa bàn để nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ y, bác sỹ.
Tác giả rất mong những kiến nghị của mình đối với Chính phủ, Bộ Y tế và các Sở, Ban, Ngành về việc tạo điều kiện để Trung tâm Y tế cấp huyện có những căn cứ để nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện giúp Bệnh viện đạt được những mục tiêu, chiến lược phát triển đã đề ra.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về nâng cao công tác tổ chức và hoạt động của các TTYT cấp huyện trong giai đoạn hiện nay; định hướng chung của ngành Y tế cả nước và của tỉnh Thừa Thiên Huế và một số kiến nghị từ thực tiễn công tác Tổ chức và hoạt động của các TTYT cấp huyện, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác Tổ chức và hoạt động của các TTYT cấp huyện ở Thừa Thiên Huế nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong các giải pháp, kiến nghị được đưa ra, tác giả nhận thấy rằng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Y tế theo hướng hiệu quả, thiết thực là giải pháp trọng tâm nhất để nâng cao năng lực ngành y tế cho cả tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Luận văn cũng đề xuất được những giải pháp căn cơ, từ những giải pháp cụ thể, hệ thống giải pháp nhằm phát huy những lợi thế, thành tựu và khắc phục những hạn chế. Các biện pháp mà luận văn nêu ra có mối quan hệ mật thiết với nhau được xem như là một hệ thống, vận động trong sự ràng buộc lẫn nhau, đan xen, kết nối với nhau tạo sự nhất quán về công tác phát triển Trung tâm Y tế cấp huyện. Các biện pháp chỉ phát huy tác dụng tối đa khi được vận dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và đòi hỏi một cơ chế phối hợp, thống nhất trong quá trình thực hiện mới có thể đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến; là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực.
Xây dựng, phát triển ngành y tế trở thành ngành dịch vụ chất lượng cao, đóng góp lớn vào quá trình phát triển toàn diện con nguời, nâng cao mức sống, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững. Xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức y tế trên địa bàn theo hướng Thừa Thiên Huế là một trong 3 Trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của cả nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
Các Trung tâm Y tế cấp huyện đã có những bước chuyển đáng kể về mọi mặt, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ở tuyến đầu ở các địa phương, cơ sở vật chất, đội ngũ Y bác sĩ ngày càng được nâng lên tạo niềm tin rất lớn cho nhân dân.
Thông qua Luận văn với thời lượng nghiên cứu cho phép, Luận văn đã làm được:
1. Xây dựng được khung lý luận về nghiên cứu Tổ chức và hoạt động của các đơn vị Sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp Y tế nói riêng.
2. Thông qua khung lý thuyết, Luận văn đã khái quát được về công tác tổ chức, hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện ở tỉnh thừa Thiên Huế thông qua các tiêu chí đã nêu ở chương 1.
3. Luận văn đã đánh giá được thực trạng về công tác Tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Y tế cấp huyện thông qua những thành tựu và hạn chế cũng như nêu được những nguyên nhân của hạn chế.
4. Luận văn cũng đề xuất được những giải pháp căn cơ, từ những giải pháp cụ thể, hệ thống giải pháp nhằm phát huy những lợi thế, thành tựu và
khắc phục những hạn chế. Các biện pháp mà luận văn nêu ra có mối quan hệ mật thiết với nhau được xem như là một hệ thống, vận động trong sự ràng buộc lẫn nhau, đan xen, kết nối với nhau tạo sự nhất quán về công tác phát triển Trung tâm Y tế cấp huyện. Các biện pháp chỉ phát huy tác dụng tối đa khi được vận dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và đòi hỏi một cơ chế phối hợp, thống nhất trong quá trình thực hiện mới có thể đạt hiệu quả cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
2. Bộ Y Tế (1997), Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997, NXB Y học.
3. Bộ Y Tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học.
4. Bộ Y Tế ( 2005), Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam, NXB Y học.
5. Bộ Y tế - Bộ Nội Vụ (2007), Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
6. Bộ Y tế (2008). Chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về việc tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
7. Bộ Y tế (2009), Dự thảo quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020, Vụ KH - Đào tạo.
8. Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 11/2005-TTLT-BYT-BNV ngày 12 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về Y tế ở địa phương
9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004), Dự thảo lần 3, Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
10. Bệnh viện Trung ương Huế (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện Trung ương Huế đến năm 2020.
11. Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.
12. Bộ Chính trị (2009), Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
13. Bộ Y tế - Tổ chức Y tế thế giới (2001), Quản lý y tế, Nxb Y học, Hà Nội. 14. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV
hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
15. Bộ Y tế, Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
16. Bộ Y tế, Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
17. Bộ Y tế, Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn. 18. Bộ Y tế (2010), Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2011-2020.
19. Bộ Y tế (2011), Đề án chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011–2020 và tầm nhìn đến 2030.
20. Bộ Y tế (2018), Niên giám thống kê y tế năm 2018. 21. Bộ Y tế (220), Niên giám thống kê y tế năm 2020
22. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Niên giám thống kê 2018.
23. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2020), Niên giám thống kê 2019.
24. Lưu Hoài Chuẩn (2002), “Tìm hiểu các nguyên tắc của hệ thống y tế quốc gia Vương quốc Anh”, Tạp chí Xã hội học Y tế, số 5 năm 2002. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, tr 29-32.
25. Phạm Huy Dũng (2000), “ Phân tích và dự báo hệ thống y tế ở Việt Nam để phát triển chiến lược và chính sách y tế”, Tạp chí Chính sách và Xã hội học y tế, số 2 năm 2002. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, tr 21-24.
26. Trương Việt Dũng và Nguyễn Duy Luật (2007), Tổ chức và Quản lý y tế, NXB Y học, Hà Nội.
27. Ngô Toàn Định (2002),“ Tổ chức, nhân lực y tế và vấn đề nâng cao chất lượng hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở”, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế.
28. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội.
29. Tạ Ngọc Hải, Một số nội dung đánh giá về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Viện khoa học tổ chức Nhà nước.
30. Hà Thị Hằng (2012), “ Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.
31. Học viện hành chính (2006), Giáo trình Quản lý nhà nước về Văn hóa – Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Học viện Hành chính (2008), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
33. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
34. Học viện hành chính - Khoa Quản lý nhà nước xã hội (2011), Quản lý nhà nước về Xã hội, Hà Nội.
35. Học viện Hành chính (2012), Tài liệu chuyển đổi cao học, chuyên ngành Hành chính công, Hà Nội.
36. Trần Chí Liêm và Đinh Thị Phương Hoài (2009), Đánh giá kiến thức nhân lực y tế và trang thiết bị tại TYT xã về chăm sóc trẻ sơ sinh.
37. Nguyễn Tuấn Hưng (2012), “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế thực hiện nâng cao sức khỏe”, Tạp chí Nâng cao sức khỏe, Số 3, tr.22-24.
38. Nhóm đối tác (JAHR) (2009), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2009 giữa Nhóm đối tác (JAHR) và Bộ Y tế về nhân lực về y tế Việt Nam, Hà Nội.
39. Nhóm đối tác (JAHR) (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2011 giữa Nhóm đối tác (JAHR) và Bộ y tế về nâng cao năng lực quản lý, đổi mới tài chính y tế để thực hiện kế hoạch 5 năm ngành y tế giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
40. Nhóm đối tác (JAHR) (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012 giữa Nhóm đối tác (JAHR) và Bộ Y tế về nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, Hà Nội.
41. Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn nhân lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đỗ Nguyên Phương (2001), “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ nay đến năm 2000 và 2020”, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 9-27.
43. Đỗ Nguyên Phương (2002), “ Y tế cơ sở trước vận hội mới”, Tạp chí Xã hội học Y tế, số 5 năm 2002, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, tr 3-6.
44. Đỗ Nguyên Phương (2002), “Phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu trong lựa chọn mô hình phát triển và chính sách y tế phù hợp với định hướng công bằng trong giai đoạn hiện nay”, Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, Bộ Y tế, tr 61-71.
45. Đỗ Nguyên Phương (2005), “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trước những yêu cầu mới”, Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 6 năm 2005, tr 6-10.
46. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Viên chức, Luật số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010.
47. Võ Kim Sơn (Chủ biên), Giáo trình tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2021), Số liệu điều tra cung lao động năm 2020, Huế.
49. Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí khoa học và công nghệ. Đại học Đà Nẵng, số 5(40).
50. Lê Văn Thêm (2013), Thực trạng hoạt động của bác sỹ tại trạm y tế xã và đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã tỉnh Hải Dương, Trường ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương.
51. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2019), Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 26/3/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
52. Trường Đại học Y tế công cộng (2012), Báo cáo đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Hà Nội.
53. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
54. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự