Khái niệm quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 46)

a. Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do Nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối,... để đạt được mục tiêu KT-XH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực của Nhà nước, ý chí Nhà nước, thông qua bộ máy Nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu KT-XH nhất định, theo thời gian nhất định với hiệu quả cao.

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý.

b. Quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

Kinh tế ngày càng phát triển thì lượng chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng nước thải ngày càng

nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết thì sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường. Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nước thải, từng bước giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, các quy định của pháp luật về xử lý chất ô nhiễm trước khi xả thải vào nguồn nước được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Tài nguyên nước năm 2012. Theo Mục 1, Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu:

Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung[12] .

Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp mà có phát sinh nước thải thì theo Mục 1, Điều 9 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT, thông tư về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:

Nước thải phải được xử lý theo điều kiện ghi trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận [8].

Nước thải phát sinh từ các cơ sở thứ cấp trong khu công nghiệp phải được xử lý sơ bộ theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối theo quy định. Điều kiện đấu nối nước thải nêu trong văn bản thỏa thuận giữa chủ cơ

sở và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải bảo đảm không vượt quá điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt của Khu công nghiệp. Có rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với cộng đồng.

Do đó, Nhà nước cần phải kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các chất thải nói chung, nước thải công nghiệp nói riêng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu quá coi trọng vấn đề phát triển kinh tế thì đất nước sẽ phải gánh chịu các hệ quả về môi trường và ngược lại quá coi trọng vấn đề môi trường và buộc các doanh nghiệp đáp ứng hệ thống tiêu chí khắt khe thì kinh tế cũng khó phát triển được. Nếu quản lý nhà nước có giải pháp phù hợp thì cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, môi trường vẫn được bảo đảm và ngược lại. Do đó, quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp đạt hiệu quả sẽ góp phần đưa đất nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

QLNN về nước thải Khu công nghiệp có thể được hiểu là tổng thể các giải pháp , luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước đối với các hoạt động phát sinh nước thải của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp nhằm đảm bảo nước thải được quản lý theo một chuẩn mực nhất định.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

Để chủ thể QLNN về nước thải các KCN thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đặt ra các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình quản lý. Các công việc đó chính là nội dung QLNN về nước thải các KCN.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách QLNN về nước thải KCN.

Nhà nước xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật môi trường thống nhất trong phạm vi cả nước, bao gồm các văn bản luật, các văn bản dưới luật và các chính sách có liên quan như: Chính sách dân số, chính sách đầu tư, chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào việc bảo vệ môi trường... Nhà nước thành lập một hệ thống cơ quan quản lí môi trường thống nhất từ trung ương đến địa phương và đặc biệt chú trọng áp dụng cơ chế đa ngành (liên ngành) trong việc quản lí môi trường.

Chiến lược, chính sách, kế hoạch về BVMT các KCN là các công cụ quản lý do Đảng và Nhà nước ta ban hành. Các chính sách, chiến lược là những văn bản mang tầm vĩ mô, có tính bao quát, bao trùm về không gian và thời gian, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và tác động đến tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong những năm gần đây, chúng ta đã ban hành nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN đi đúng hướng, đúng mục đích. Xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ sức khoẻ mọi người, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Hệ thống chính sách pháp luật tài nguyên và môi trường đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý tài nguyên và môi trường ngày càng hiệu quả hơn.

+ Luật BVMT 2005 có quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung nhưng chưa có các quy định chi tiết về BVMT đối với các hình thức tổ chức sản xuất tập trung đang phổ biến hiện nay như: các KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp.

+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005 có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung mới và chi tiết:

Bảo vệ môi trường KCN: Ban Quản lý KCN, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường, báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại KCN theo quy định của pháp luật, ban quản lý KCN phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN phải bảo đảm các yêu cầu sau: Quy hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phải phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, có thiết bị đo lưu lượng nước thải, bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong KCN.

Sau đó, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một một số Nghị định, thông tư về bảo vệ môi trường KCN như sau:

trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thông tư 35/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về bảo vệ môi trường KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện các VBQPPL về BVMT đối với nước thải KCN.

Nhà nước xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ thống VBQPPL làm công cụ quản lý nước thải các KCN, nhằm tác động vào chủ thể của các hoạt động phát sinh nước thải trong các KCN để định hướng, điều chỉnh, kiểm soát nước thải các KCN đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

Việc ban hành kịp thời, phù hợp và thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức của người lao động và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xử lý nước thải, từng bước mở rộng và đảm bảo cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các văn bản quy phạm Pháp luật về bảovệ môi trường trong quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đưa ra nhằm kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, các sự cố môi trường, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nắm rõ các quy định chủ yếu, liên quan trực tiếp đến môi trường và doanh nghiệp, thể hiện qua các quy định về chế độ đối với người lao động. Việc nắm rõ các quy định về chế độ đối với người lao động sẽ giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường, thực hiện giám sát việc áp dụng các chính sách, quy định của pháp luật về môi trường của doanh nghiệp đối với mình. Về phía doanh nghiệp, việc thực hiện tốt các quy định về xử lý chất thải môi trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên mối quan hệ tốt với người lao động và cư dân sống xung quanh Khu công nghiệp trong quá trình sản xuất.

Công tác tổ chức, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với nước thải Khu công nghiệp được thực hiện thông qua :

+ Tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp trong KCN, bố trí đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ về chuyên môn để doanh nghiệp tự tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chế độ, chính sách pháp luật môi trường đến người lao động trong doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường. Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của doanh nghiệp, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Theo điều 7, điều 8, điều 9 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT, thông tư về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với nước thải KCN:

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN bao gồm: Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường KCN phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.

Hệ thống thoát nước trong KCN phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của KCN, vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước KCN và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở.

+ Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào KCN, có biển báo có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.

+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN phải bảo đảm các yêu cầu sau: Có thể chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của KCN nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, có đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào, có công tơ điện độc lập, khuyến khích việc áp dụng công

nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.

+ Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: Lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

+ Việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của KCN phải hoàn thành trước khi KCN đi vào hoạt động.

-Đầu tư nguồn lực QLNN về nước thải KCN

Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện công tác quản lý về nước thải Khu công nghiệp nhằm đạt mục tiêu bảo vệ môi trường đặt ra, nguồn lực không chỉ gồm nguồn nhân lực, vật lực mà còn cả công nghệ, kỹ thuật, quy trình, năng lực quản lý cũng như thông tin cho công tác quản lý về nước thải Khu công nghiệp. Nguồn lực tài chính cho công tác quản lý nước thải Khu công nghiệp được hiểu là toàn bộ nguồn tiền được sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý nước thải Khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật quản lý nước thải Khu công nghiệp chính là đầu tư nguồn vật

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w