Kiểm tra, thanh tra và xử lý trong hoạt động giảm nghèo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 34 - 35)

Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh tra, kiểm tra,

giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát phải tuân thủ pháp luật từ đó hạn chế sự vi phạm pháp luật. Đồng thời qua công tác thanh tra, giúp đỡ, hướng dẫn cho các đối tượng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm kiểm tra, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững theo từng giai đoạn ở các cấp địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện. Các kiến nghị, yêu cầu được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào một số nội dung cụ thể như: công tác chỉ đạo điều hành của các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình (triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương liên quan đến Chương trình; công tác bố trí vốn, quản lý nguồn vốn, các vấn đề về quản lý nguồn vốn, thanh quyết toán; phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện); tiến độ thực hiện các đầu ra và các kết quả (theo từng dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình); mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân trên địa bàn (đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số,...) trong lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của chương trình giảm nghèo; xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí Chính phủ quy định; giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng; khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, dự án xóa đói, giảm nghèo đến mục tiêu giảm nghèo mà địa phương đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w