Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai (Trang 79 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công

công tác thi đua, khen thưởng

Tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị khoá XI; Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó:

Thứ nhất, Công tác thi đua phải tiếp tục tập trung đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động. Mục tiêu thi đua tập trung vào việc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương; đồng thời phải hướng tới giải quyết có kết quả những vấn đề phát sinh từ cơ sở. Nội dung thi đua phải cụ thể, thiết thực, rõ ràng, sát với thực tế, phân kỳ công việc theo thời gian để thuận tiện trong sơ kết, tổng kết, động viên kịp thời. Hình thức thi đua phải đa dạng, phù hợp để mọi người dễ hiểu, tạo thuận lợi trong việc tham gia đánh giá, suy tôn.

Đổi mới công tác khen thưởng, để mỗi hình thức khen thưởng đều thực sự khích lệ, động viên mỗi tập thể, mỗi cá nhân tích cực làm việc. Khen thưởng, tuyên dương các gương tốt phải thường xuyên, rộng khắp, chú trọng động viên các lĩnh vực hoạt động, các vùng miền khó khăn, kịp thời động viên những việc làm tốt, những gương điển hình, tăng cường khen đột xuất. Thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng. Đồng thời, từng bước chuyển hướng việc đề nghị khen thưởng theo UBND tục hành chính các cấp sang đề nghị khen thưởng thông qua phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác. Đề cao vai trò của đơn vị, cá nhân trong phát hiện, giới thiệu những điển hình tiên tiến để

khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Tập trung khen thưởng nhiều hơn cho các đối tượng là tập thể, người lao động trực tiếp. Đặc biệt là quan tâm khen thưởng những tập thể, cá nhân đang làm việc tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; các lĩnh vực trọng tâm, trọng yếu, khó khăn, độc hại, nguy hiểm; cá nhân điển hình tiên tiến; Đổi mới công tác theo dõi, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua để không ngừng nâng cao tác dụng của phong trào, phát hiện và nuôi dưỡng được những điển hình, những nhân tố mới trong thi đua yêu nước. Việc sơ kết, tổng kết cần phải tiến hành nghiêm túc nhằm đánh gía được thực chất, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước, tránh tình trạng làm chiếu lệ, sơ sài.

Tuyên truyền sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước của các cơ quan, đơn vị gắn với việc đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước tổ chức, tạo sức lan tỏa, khuyến khích mọi người hăng hái, tích cực thi đua lao động, sản xuất. Chú trọng tuyên truyền, phát hiện, biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo, các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các phong trào thi đua.

Huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác thi đua, khen thưởng, trong đó, các cấp ủy Đảng đóng vai trò lãnh đạo, đề ra chủ trương, mục tiêu; chính quyền các cấp đề ra chính sách cụ thể; mặt trận và các hội, đoàn thể tập hợp, hướng dẫn, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào thi đua yêu nước. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lấy kết quả công tác thi đua là một tiêu chí để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua.

Thứ hai, Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng

Chính phủ phát động như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; cùng với các phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Gia Lai chung tay vì An toàn giao thông”, “Gia Lai

chung tay vì người nghèo” coi đây là các phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch 05 năm (2016-2020) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Thứ ba, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi

đua theo hướng: Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, các nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, những nghĩa cử cao đẹp được cộng đồng dân cư tôn vinh; thực hiện khen thưởng và đề nghị khen thưởng kịp thời điển hình tiên tiến, tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong các phong trào thi đua góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, thực hiện nghiêm các quy

định của pháp luật trong bình xét, lựa chọn khen thưởng và đề nghị khen thưởng, đảm bảo tính chính xác, kịp thời; đặt biệt quan tâm hơn nữa việc khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động sản xuất, công tác. Rà soát, giải quyết dứt điểm khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, đề nghị tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại địa phương.

Tiếp tục tăng cường công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng các nhân tố mới, các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những nghĩa cử cao đẹp được cộng đồng dân cư tôn vinh; đề nghị khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua và các cuộc vận động góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thứ năm, ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các

cấp. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò tham mưu, tư vấn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành, chống bệnh thành tích trong thi

đua, khen thưởng; thường xuyên đổi mới nội dung hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Hội đồng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động về thi đua, khen thưởng, đảm bảo tính khách quan, chính xác, minh bạch trong việc xét khen thưởng; đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi pháp luật về thi đua, khen thưởng của các cơ quan, địa phương, đơn vị.

Kiện toàn tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng gọn nhẹ, có hiệu lực, hiệu quả, số lượng cán bộ đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ thi đua, khen thưởng có phẩm chất và bản lĩnh chính trị tốt, có tri thức hiểu biết rộng, có năng lực tham mưu hoạch định chính sách, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và có khả năng tổ chức vận động quần chúng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thống kê, giải quyết hồ sơ khen thưởng từ tỉnh đến cơ sở.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w