Thực trạng QLNN về báo chí trên địa bàn GiaLai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 45 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng QLNN về báo chí trên địa bàn GiaLai

2.2.1. Tổ chức và hoạt động các cơ quan Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Theo Điều 7 Luật Báo chí năm 2016, cơ quan QLNN về báo chí gồm: 1. Chính phủ thống nhất QLNN về báo chí.

2. Bộ TT&TT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về báo chí.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ TT&TT thực hiện QLNN về báo chí.

4. UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm QLNN về báo chí tại địa phương.

Theo phân cấp của Chính phủ, trách nhiệm QLNN về báo chí ở địa phương thuộc về UBND tỉnh thông qua Sở TT&TT. Sở TT&TT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của phát luật.

UBND tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác QLNN về báo chí. Sở TT&TT (thành lập 2008) theo Quyết định số 127, ngày 07/4/2008 của UBND tỉnh. Sở TT&TT là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về TT&TT, trong đó có QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở TT&TT trong QLNN về báo chí; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật và sự phân cấp quản lý.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/ TTLT-BTTT-BNV, ngày 10/3/2016 giữa Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TT&TT, ngày 12/7/2016, UBND tỉnh Gia Lai ra Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 12/7/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TT&TT tỉnh Gia Lai.

Ở cấp huyện, thị, thành phố có các phòng Văn hóa và Thông tin trực thuộc UBND cấp huyện, chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thông tin trên địa bàn. Công tác QLNN về TT&TT tại địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

2.2.2. Công tác quy hoạch và phát triển báo chí

Công tác quy hoạch, phát triển báo chí luôn được UBND tỉnh Gia Lai quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Ngày 27/12/2019, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 804/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án thực hiện Quyết định số 362/QĐ-

TTG ngày 03/4/2019 của Thủ thướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025“ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trong đó, tỉnh tập trung sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống báo chí gắn với nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, giúp các cơ quan báo chí hoạt động hiệu quả, chất lượng, bảo đảm thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; phù hợp theo quy hoạch toàn quốc. Định hướng quy hoạch đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, gồm 3 cơ quan báo chí chính: Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai và Tạp chí Văn nghệ Gia Lai; nội dung quy hoạch từ năm 2020 đến năm 2025. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, Sở TT&TT tích cực tham mưu ban hành các kế họach về tuyên truyền số hóa truyền hình mặt đất và thực hiện lộ trình số hóa; UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 255/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 308/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý hoạt động truyền thanh truyền hình cấp huyện đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Ngoài hệ thống báo chí địa phương thì thông tin còn được cung cấp qua các kênh thông tin khác như: hệ thống báo chí trung ương, ngành, địa khác... Do đó, tình trạng thông tin bị trùng lặp, thông tin không chính xác... rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc rà soát, sắp xếp quy hoạch mạng lưới báo chí trong phạm vi tỉnh Gia Lai là cần thiết.

2.2.3. Cung cấp thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí

Hằng năm, Sở TT&TT chủ trì tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác phát ngôn và xử lý khủng hoảng truyền thông.

Tăng cường công tác QLNN về báo chí và thông tin trên mạng internet theo chỉ đạo của Bộ TT&TT và UBND tỉnh. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,

Văn phòng UBND tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức giao ban báo chí định kỳ theo quy định, định hướng thông tin trên báo chí theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Nhìn chung, chất lượng, nội dung các hội nghị giao ban báo chí của tỉnh ngày càng nâng cao; kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết, quan trọng, những vấn đề được dư luận quan tâm cho các cơ quan quan báo chí tại cuộc họp giao ban.

Công tác quản lý thông tin trên báo chí luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin báo chí phản ánh, viết về Gia Lai để cung cấp kịp thời, chính xác đến các lãnh đạo tỉnh. Thực hiện việc theo dõi thông tin trên báo chí viết về Gia Lai hàng ngày để tổng hợp, cung cấp cho lãnh đạo cấp tỉnh và huyện qua email công vụ (khoảng 264 bản tin); kịp thời tham mưu xử lý các vụ việc phản ánh trên báo chí và trên mạng internet để sớm xác minh và trả lời báo chí để có các biện pháp khắc phục.

Các địa phương trong tỉnh đã cơ bản thực hiện nghiêm các quy định của

Luật Báo chí năm 2016, Nghị định quy định chi tiết về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Công tác QLNN đối với mạng lưới phát thanh – truyền hình trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng quy định.

Xác định công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành nhằm tăng cường nguồn thông tin chính thống, kịp thời cho các cơ quan báo chí; đồng thời tạo điều kiện cho nhà báo, phóng viên tác nghiệp đúng pháp luật. Việc quản lý thông tin trên báo chí, để cập nhật thông tin cho báo chí phản ánh hằng ngày nhằm cung cấp kịp thời, chính xác đến các

lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo và yêu cầu các ngành, các cơ quan, đơn vị có vấn đề được báo chí phản ánh sớm xác minh vụ việc và có các biện pháp khắc phục.

Hướng dẫn các nhà báo, phóng viên hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm Luật Báo chí năm 2016, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước.

2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo và quản lý báo chí

Sở TT&TT, Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí thường xuyên quan tâm cử công chức, viên chức, hội viên, phóng viên, biên tập viên tham các lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, lớp kiến thức quốc phòng-an ninh, bồi dưỡng công tác Đảng, bồi dưỡng chuyên môn sâu...

Bên cạnh đó, tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng, nghiệp vụ làm báo cho hội viên, kỹ năng làm báo trên thiết bị di động và kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm báo chí tham dự các cuộc thi.

Hàng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên và cán bộ quản lý báo chí nhằm giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, hội viên.

Trong 5 năm (2015-2020), Thường trực Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các sở, ngành liên quan và Hội Nhà báo các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức 5 hội thảo báo chí, 10 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, thu hút hơn 800 lượt hội viên tham gia.

2.2.5. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo

Giám đốc Sở TT&TT giúp UBND tỉnh cấp giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Việc cấp, đổi thẻ nhà báo theo quy định của Luật Báo chí 2016 và Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ TT&TT. Theo đó, Sở TT&TT không còn thẩm quyền thẩm định hồ sơ và xác nhận vào bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo như trước đây mà giao trách nhiệm này cho người đứng đầu cơ quan báo chí.

Đối với hoạt động tác nghiệp của phóng viên các cơ quan báo chí chưa được cấp thẻ nhà báo, hiện tại, Luật Báo chí chưa có quy định cụ thể. Các trường hợp này được cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu tác nghiệp.

Ngoài 3 cơ quan báo chí của tỉnh được Bộ TT&TT cấp giấy phép hoạt động thì trên địa bàn tỉnh còn có các bản tin, tập san, thông tin... của các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể. Các tập san, bản tin, thông tin... đều được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thẩm định nội dung và Sở TT&TT cấp phép xuất bản (theo từng số).

Từ năm 2015 đến nay, các cơ quan báo chí tỉnh Gia Lai đã được xét cấp đổi, cấp mới 72 thẻ nhà báo; việc cấp, đổi thẻ nhà báo bảo đảm theo đúng quy định pháp luật.

2.2.6. Việc quản lý hoạt động thông tin báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí bao gồm quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam có liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định của pháp luật và do Chính phủ quản lý.

Việc hợp tác quốc tế về báo chí là cơ hội để các bên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm báo với nhau. Tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia ở các quốc gia có nền báo chí phát triển, tạo điều kiện cho các nhà báo, phóng viên, biên tập

viên, quay phim, chụp ảnh, các nhà quản lý báo chí của Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng tiếp cận được với báo chí hiện đại, có định hướng và tư duy sáng tạo hơn, nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần thay đổi tác phong và phong cách làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn.

Từ năm 2015 đến nay, theo đề nghị của Vụ Thông tin Báo chí và Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài (Bộ Ngoại giao), UBND tỉnh đã chấp thuận cho 16 đoàn với 112 lượt phóng viên, báo chí, truyền hình nước ngoài đến tác nghiệp tại Gia Lai. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu về văn hóa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nét đặc trưng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bằng hình thức quay phim, phóng sự, hình ảnh, bài viết. Thông qua những bài báo này, tỉnh quảng bá về hình ảnh và con người Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Điều này góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là thu hút khách du lịch quốc tế.

2.2.7. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí

Theo Điều 53 Luật Báo chí 2016 quy định: Bộ TT&TT tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu. UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu tại địa phương. Trường hợp phát hiện báo chí vi phạm quy định của pháp luật, Bộ TT&TT, UBND cấp tỉnh áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 59 của Luật Báo chí, như: cảnh cáo, phạt tiền, đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí, cá nhân vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu tại địa phương. Trường hợp phát hiện báo chí vi phạm quy định của pháp luật, Bộ TT&TT, UBND cấp tỉnh áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại điều 59 Luật Báo chí 2016.

Việc tiếp nhận, kiểm tra, đọc lưu chiểu được Sở TT&TT thực hiện khá tốt đối với báo in, tạp chí in, xuất bản phẩm theo đúng quy định của pháp luật về

công tác lưu chiểu. Đối với báo nói, báo hình, báo điện tử thì thực hiện chưa được thường xuyên, liên tục do thiếu nhân lực và kinh phí.

Việc đọc lưu chiểu, thẩm định hồ sơ xuất bản phẩm đã thực hiện đúng quy định, ít có sai sót xảy ra. Hằng năm, Sở TT&TT đã tiến hành cấp khoảng 200 giấy phép xuất bản tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp pháp luật

Tỉnh Gia Lai hiện có 2 tờ báo in: Báo Gia Lai và Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. - Báo Gia Lai xuất bản 5 kỳ/tuần với chỉ số phát hành 11.500 bản/kỳ. Ngoài ra còn xuất bản ấn phẩm báo ảnh bằng 3 thứ tiếng Việt - Jrai - Bahnar với chỉ số phát hành 3.000 bản/kỳ.

- Tạp chí Văn nghệ Gia Lai trực thuộc Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai xuất bản 1 kỳ/1 tháng.

Ngoài ra còn các bản tin của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh. Các ấn phẩm báo chí được lưu trữ 2 năm, sau đó được chuyển tới thư viện để phục vụ bạn đọc, góp phần thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền.

Việc kiểm tra báo chí lưu chiểu được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về công tác lưu chiểu. Hướng dẫn cho các cá nhân, đơn vị nộp lưu chiểu theo quy định như: về thời gian, về số lượng, về việc điền tờ khai... Khi nhận xuất bản phẩm lưu chiểu, cán bộ chuyên môn đều ký nhận vào 2 tờ khai, lưu giữ 1 bản kèm theo các xuất bản phẩm lưu chiểu.

2.2.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và khen thưởng về báo chí

Hằng năm, Sở TT&TT phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tập trung kiểm tra những nội dung thông tin trên báo chí. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra cũng gặp không ít những khó khăn do các quy định pháp luật chưa chặt chẽ, đồng bộ. Quản lý tốt hoạt động của các cơ

sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo đài truyền thanh không dây xã, phường, thị trấn hoạt động tốt. Thời gian qua, các phóng viên báo, đài địa phương đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ được giao; phản ánh trung thực những thông tin, sự việc, sự kiện trên địa bàn tỉnh; kịp thời phản ánh những sai phạm trong quản lý, bảo vệ rừng, quản lý xây dựng đầu tư cơ bản...

Bên cạnh những mặt tích cực, một số cá nhân trong quá trình tác nghiệp báo chí chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, phản ánh thông tin không chính thống, một chiều, chưa có sự kiểm chứng… làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội.

Hoạt động thông tin đối ngoại đã được các địa phương quan tâm triển khai đồng bộ và đạt được kết quả tích cực. Các địa phương trong tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thông tin đối ngoại tỉnh Gia Lai năm 2020; qua đó đã quảng bá

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 45 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w