Huyện Krông Buk có vị trí Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 50 km, Quốc lộ 14. Có diện tích tự nhiên
35.837,30 ha, với 7 đơn vị hành chính cấp xã; có 4 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tinh lành và Cao đài với trên 16.349 tín đồ, chiếm tỷ lệ 27% dân số, trong đó hơn 5.200 tín đồ là dân tộc thiểu số (chủ yếu đạo Tin lành và Phật giáo) [55]. Những năm qua, công tác tôn giáo ở huyện Krông Buk đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo được sự tin tưởng, đồng thuận của đội ngũ chức sắc, đồng bào các tôn giáo, góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân trong thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực trong hoạt động của các tôn giáo lớn ở Krông Buk, tình hình tôn giáo ở đây còn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định an ninh, trật tự, do sự xuất hiện và hoạt động của một số “đạo lạ”, “tà đạo” như Tin lành MCA, các nhóm theo “Long Hoa Di Lặc”...đã và đang lôi kéo nhiều người ở địa phương tham gia. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế, nên đời sống của một bộ phận nhân dân trên địa bàn huyện, trong đó có đồng bào các tôn giáo còn khó khăn và do vậy, cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tôn giáo. Từ thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk, một số kinh nghiệm bước đầu có thể rút ra để tham khảo đối với công tác quản lý nhà nước tôn giáo huyện Cư M’gar đó là:
Trước hết, để làm tốt công tác tôn giáo, cần có sự thống nhất nhận thức
của toàn hệ thống chính trị trên cơ sở thấm nhuần các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới. Sự thống nhất về nhận thức chính là cơ sở để triển khai có hiệu quả công tác tôn giáo, tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo và nhân dân thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần thấy rõ rằng, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, bởi vậy, tăng cường sự lãnh
đạo của cấp ủy các cấp ở địa phương đối với công tác tôn giáo là rất quan trọng, đồng thời phải nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp đối với tôn giáo, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong thực hiện công tác tôn giáo và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo. Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền, vận động thời gian tới, cần chú trọng tuyên truyền, phổ biến những nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các Luật khác của Nhà nước liên quan công tác tôn giáo.
Thứ hai, trong công tác tôn giáo, cần thấu suốt quan điểm: Nội dung cốt
lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Bởi vậy, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo phải thực hiện tốt phương châm “Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Việc tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo không thể chỉ bằng lời nói, mà còn phải thông qua những hành động cụ thể, nhất là việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, để đồng bào được “no ấm phần xác, thong dong phần hồn” - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Có như vậy, đồng bào mới thêm phấn khởi, tin tưởng vào công cuộc đổi mới đất nước, vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thuận, đoàn kết cùng chính quyền và các tầng lớp nhân dân và đóng góp được nhiều nhất cho xã hội. Để có điều kiện chăm lo cho đời sống của đồng bào các tôn giáo nói riêng, nhân dân địa phương nói chung, việc triển khai thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng, đồng thời cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nâng cao trình độ dân trí, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào các tôn giáo. Việc vận động đồng bào các tôn giáo tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần
tranh thủ sự ủng hộ của đội ngũ chức sắc, chức việc các tôn giáo và phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong đồng bào.
Thứ ba, việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh là
yếu tố rất quan trọng để làm tốt công tác tôn giáo, đặc biệt là ở vùng đồng bào các tôn giáo. Theo đó, cần phát huy vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức cơ sở đảng trong lãnh đạo, đoàn kết nhân dân ở cơ sở, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Khi các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đều vững mạnh thì sẽ làm tốt việc phối hợp nắm bắt, bám sát các diễn biến tình hình tôn giáo ở địa phương để vừa có thể tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức và hoạt động của các tôn giáo từ cơ sở, giải quyết hợp tình, hợp lý những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, vừa phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động truyền đạo trái pháp luật và đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, không để họ lợi dụng các vấn đề tôn giáo gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ảnh hướng đến khối đại đoàn kết toàn dân.
Thứ tư, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác tôn giáo. Hiệu quả của công tác tôn giáo phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này thông qua thực tiễn công tác, trong đó chú trọng việc khuyến khích họ học tiếng dân tộc thiểu số, đi thực tế ở vùng đồng bào các tôn giáo có nhiều người thuộc dân tộc thiểu số, qua đó giúp họ thêm gần
gũi, gắn bó, hiểu rõ phong tục tập quán của đồng bào để tuyên truyền, vận động có hiệu quả, được đồng bào tin tưởng, yêu mến.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA HUYỆN CƯ M’GAR HIỆN NAY
2.1. Khái quát vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Cư M’gar
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Cư M’gar là một huyện của tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp huyện Krông Búk, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện Ea Hleo, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha.
Địa hình huyện Cư M’gar tương đối bằng phẳng, không bị chia cắt bởi các dãy núi cao và sông sâu, mà chỉ toàn là gò đồi và núi thấp. Hiện nay trên bề mặt của địa hình ở đây vẫn còn những ngọn núi (phần nhiều là núi lửa đã tắt), nằm rải rác như Chư Kéh, Chứ Kty, Chứ Đrưng, Chứ H’Lâm, Chứ Suê, Chứ M’gar với độ cao chưa đầy 600m so với mặt nước biển (tức chỉ cao hơn mặt đất gần 100 m). Cư M’gar là một huyện không có con sông nào chảy qua, nhưng lại có nhiều dòng suối lớn như: Ea Mđroh, Ea Tul, Ea Săng, Ea Hđing, Ea Tar và hàng trăm con suối nhỏ khác.
Tuy là một huyện miền núi, nằm trên cao nguyên và lại gần đường xích đạo, nhưng khí hậu ở Cư M’gar cũng như Đắk Lắk tương đối ôn hòa, mát mẻ hơn so với nhiều tỉnh khác. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ chênh nhau 3-40C. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Lượng mưa lên tới trên 2000mm/năm và ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
Điều kiện đất đai và thời tiết như vậy lý tưởng cho việc phát triển nền kinh tế nông, lâm nghiệp vững mạnh. Ở đây có thể phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu; xen canh bơ, sầu riêng;
chăn nuôi được phát triển mạnh tạo nên vùng đất của Cư M’gar rất phong phú, đa dạng và có đầy đủ khả năng đem lại hiệu quả kinh tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Về giao thông cũng khá thuận lợi, mặc dù chỉ có tỉnh lộ 8 chạy qua, nhưng việc đi lại giữa các xã, thị trấn, thôn, buôn, giữa trung tâm huyện tới các điểm dân cư cũng dễ dàng, thuận lợi. Mặt khác do vị trí của huyện nằm cận kề với thành phố Buôn Ma Thuột, nên từ lâu huyện Cư M’gar đã triệt để khai thác điều kiện khách quan thuận lợi này nhằm phục vụ cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tình cảm của nhân dân trong huyện với bên ngoài và ngược lại.
Tóm tại, Điều kiện tự nhiên trong đó đất đai là tiềm năng nổi trội của huyện Cư M’gar. Hiện nay huyện Cư M’gar đang có kế hoạch toàn diện và đồng bộ nhằm khai thác một cách có hiệu quả hơn nữa, để giữ gìn được cảnh quan, môi trường, môi sinh, vừa phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phồn vinh của huyện [44, tr.11].
2.1.2. Khái quát về kinh tế
Kinh tế chủ đạo của huyện Cư M’gar chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá và tương đối ổn định, năm 2020 đạt 10,21%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 85 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đà phát triển, năm 1984 nền kinh tế chủ yếu là thuần nông với tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 85%, đến cuối năm 2020 cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 39,29%, công nghiệp - xây dựng 21,75%, thương mại - dịch vụ 38,96%.
Trong những năm qua, Huyện Cư M’gar đã đầu tư phát triển kinh tế, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả theo hướng vững chắc, phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững, bước đầu đã xuất hiện một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trên địa bàn huyện, Chương
trình phát triển cà phê bền vững của huyện đã đạt được những kết quả tích cực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xác định các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu là cây trồng chủ lực của huyện. Hiện nay, toàn huyện có 52.429 ha cây công nghiệp lâu năm, trong đó: cà phê 37.726 ha, cao su 7.210 ha, tiêu 2.564 ha, điều 2.408 ha; có 1 công ty, 3 hợp tác xã, 21 trang trại tổng hợp và nhiều tổ hợp tác phát triển cà phê bền vững với 12.000 ha, sản lượng đăng ký 35.000 tấn nhân xô/năm. Các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bơ... Sản xuất lương thực phát triển ổn định, tổng sản lượng lương thực năm 2020 đạt 84.392 tấn.
Chăn nuôi trên địa bàn huyện được thực hiện theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoá. Toàn huyện có 26 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 14 trang trại lạnh với thu nhập bình quân mỗi trang trại trên 1,3 tỷ đồng/1 năm. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 845.637 con. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2020 đạt 17%.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện có mức phát triển khá, giá trị sản xuất hàng năm đều tăng. Toàn huyện có 940 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 1.090 tỷ đồng. Thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của Nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng năm tăng mạnh, giá trị năm 2020 đạt 5.800 tỷ đồng. Toàn huyện có 01 siêu thị, 6 chợ. Số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ trong toàn huyện là 4.522 cơ sở, tăng 2.420 cơ sở so với năm 2015.
Huyện Cư M’gar có địa thế đất đai bằng phẳng đã tạo điều kiện giao thông - vận tải, bưu chính - viễn thông thuận tiện. Khối lượng luân chuyển hàng hóa năm 2020 đạt 320 triệu tấn. Các dịch vụ xe khách, xe buýt, taxi được mở rộng đến các xã, thị trấn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và
đi lại của Nhân dân. Các công trình giao thông liên xã, liên thôn, điện thắp sáng trên địa bàn huyện đã được thực hiện cơ bản. Đến nay, tỷ lệ nhựa hoá, bê tông hoá đường huyện đạt 100%, 100% thôn, buôn và 99,8% hộ gia đình dùng điện. Đến cuối năm 2020, toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn, trong đó có 1 xã chuẩn nông thôn mới nâng cao [31, tr.19].
2.1.3. Khái quát về văn hóa, xã hội
Toàn huyện gồm 15 xã, 02 thị trấn, có 189 thôn, buôn, tổ dân phố. Dân số 175.747 người, với 24 thành phần dân tộc, trong đó: đồng bào Kinh chiếm 54%, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 36%, dân tộc thiểu số khác chiếm 10%.
Nằm ở vị trí cửa ngõ của thành phố Buôn Ma Thuột, Cư M’gar hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù riêng, với những thế mạnh nổi trội từ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, đã tạo điều kiện cho sự hội tụ, giao thoa của nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện với 25 dân tộc anh em chung sống đã mang đến một nền văn hóa đa dạng, phong phú. Những nét độc đáo của các nghi lễ truyền thống của người Êđê như: lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới, những kho tàng truyện cổ dân gian, những làn điệu kể Khan và một số nhạc cụ dân tộc độc đáo khác đã tạo ra những nét văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc trên địa bàn huyện.
Việc chăm lo, phát triển đời sống nhân dân trên địa bàn huyện không ngừng được quan tâm, thực hiện. Chất lượng giáo dục, y tế ngày càng được nâng lên, các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế cho Nhân dân, nhất là ở vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm tạo điều kiện góp phần từng bước nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, tính đến tháng 12/2020 thu nhập bình quân đầu người 85 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm [31, tr.4].
2.2.1. Khái quát về các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar hiện nay
Huyện Cư M’gar hiện có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với 57.550 tín đồ tôn giáo, chiếm 32% dân số, trong đó Công giáo 17.840 tín đồ, chiếm 30,9% tín đồ tôn giáo toàn huyện, Phật giáo 11.167 tín đồ, chiếm 19,4% tín đồ tôn giáo toàn huyện; Tin lành 28.310 tín đồ, chiếm 49,2% tín đồ tôn giáo toàn huyện; Cao đài 0,5% tín đồ tôn giáo toàn huyện [46].
Toàn huyện có 34 chức sắc, chức việc tôn giáo. Trong đó Phật giáo có 10 đại đức, 03 sư cô, 01 ni sư, 01 tu sỹ; Công giáo 07 linh mục; Tin lành có 12