Thành Phần Hóa Học:

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 9 pot (Trang 45 - 76)

Trƣớc đây ngƣời ta cho rằng hoạt chất là Cynarrin. Nhũngx nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E. Naturamed 1995). Trong Ác ti sô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá Ác ti sô chứa: 1.Acid hữu cơ bao gồm:

· Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).

· Acid Alcol. · Acid Succinic.

2.Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid (Luteolin - 7 - Rutinozid - 3‘ - Glucozid).

3. Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.

Dƣợc điển Rumani VIII qui định dƣợc liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic nhƣ Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhƣng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần đƣợc ổn định trƣớc rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lƣợng Kali rất cao. Rễ: hầu nhƣ không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999).

- Tác Dụng Dược Lý:

+ Dùng dung dịch Actisô tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ, lƣợng mật bài tiết tăng gấp 4 lần ( M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).

+ Uống và tiêm Actisô đều có tác dụng tăng lƣợng nƣớc tiểu, lƣợng Urê trong nƣớc tiểu cũng tăng lên, hằng số Ambard hạ xuống, lƣợng Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống. Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lƣợng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu. (Tixier, De Sèze M.Erk và Picard. 1934 - 1935).

+ Ác ti sô không gây độc.

- Liều Dùng:

Thuốc sắc 5-10%, cao lỏng 2-10g.

- Công Dụng:

Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trƣờng .

- Chủ Trị:

· Cụm hoa đƣợc dùng trong chế độ ăn kiêng của ngƣời bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lƣợng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

· Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và đƣợc dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. · Lá tƣơi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sƣng khớp xƣơng. Thuốc có tác dụng nhuận trƣờng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

· Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

Actisô đƣợc dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu nhƣ vị thuốc làm mát gan, nuận truòng, thông tiểu.

-Đơn thuốc kinh nghiệm:

* Viên Bao Cynaraphytol: mỗi viên chứa 0,2g hoạt chất toàn phần lá tƣơi Ác ti sô (tƣơng đƣơng 20mg Cynarin).

Ngƣời lớn dùng 2-4 viên trƣớc bữa ăn. Trẻ nhỏ: 1/4 - 1/2 liều ngƣời lớn. Ngày uống 2 lần. * Trà Ác ti sô túi lọc (Artichoke Beverage): Thân Ác ti sô 40%, Rễ 40%, Hoa 20% + hƣơng liệu thiên nhiên vừa đủ. Mỗi túi chứa 2g trà. Số lƣợng trà uống trong ngày không hạn chế.

Xuất Xứ:

Bản Thảo Thập Di.

Tên Khác:

Ích trí nhân (Đắc Phối Bản Thảo), Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử (Khai Bảo Bản Thảo), Trích Đinh Tử (Trung Dƣợc Tài Thủ Sách).

Tên khoa học:

Alpinia oxyphylla Miq.

Họ khoa học:

Họ Gừng (Zinggiberaceae).

Mô tả:

Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5m. toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33cm, rộng 3- 6cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa mầu trắng, có đốm tím. Quả hình cầu, đƣờng kính 1,5cm, khi chín có mầu vàng xanh, hạt nhiều cạnh mầu xanh đen.

Mọc hoang ở vùng rừng núi trung và thƣợng du Việt Nam nhƣng vẫn phải nhập.

Bộ phận dùng:

Quả và hạt phơi khô (Fructus Alpiniae Oxyphyllae).

Thu hái, chế biến:

Thu hái vào tháng 7-8 khi quả chuyển từ mầu xanh sang vàng. Phơi hoặc sấy khô. Hạt to, mập là tốt.

Mô tả dược liệu:

Quả hình bầu dục, 2 đầu hơi nhọn, dài 20-24cm, đƣờng kính 1,2-1,6cm. Vỏ mầu nâu đỏ hoặc nâu xám, có 13-20 đƣờng chỉ dọc nổi lên lồi lõm không đều, vỏ mỏng, hơi dẻo, dính sát với hạt. Hạt bó chặt với nhau, trong có màng mỏng chia thành 3 múi, mỗi múi có 6-11 hạt. Hạt là

1 khối tròn dẹt không nhất định, có cạnh hơi tầy, lớn nhỏ chừng 0,4cm, mầu nâu xám hoặc vàng xám, đập vỡ thì bên trong mầu trắng, có chất bột (Dƣợc Tài Học).

Bào chế:

+ Đập bỏ vỏ ngoài, lấy cát cho vào nồi sao to lửa cho nóng rồi cho Ích trí nhân vào sao cho vỏ phồng lên, có mầu vàng là đƣợc. Lấy ra, rây sạch cát, sẩy sạch, chỉ lấy nhân. Trộn với nƣớc muối (cứ 50kg Ích trí nhân dùng 1,4kg muối), lại sao qua, lấy ra để nguội dùng dần. Không nên sao kỹ quá sẽ mất tinh dầu (Dƣợc Tài Học).

Bảo quản:

Để chỗ khô ráo, râm mát.

Thành phần hóa học:

+ Trong Ích trí nhân có chừng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là Tecpen C10H16, Sesquitecpen C10H24 và Sesquitecpenancola, có chừng l,7 l% chất Saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+ a-Cyperone, 1,8-Cineole, 4-Terpineol, a-Terpineol, b- Elemene, 1-Methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, a-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol, Zingiberol, a-Eudesmol,

Aromadendrene (Vƣơng Ninh Sinh, Trung Dƣợc Tài 1991, 14 (6): 38). + Gingerol Sankawa U. Igakuno Ayumi 1983, 126 (11): 867).

+ Nootkatol (Shoji N và cộng sự, C A 1984, 101: 35960u).

Tác dụng Dược lý:

+ Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cƣờng tim, làm gĩan mạch (Trung Dƣợc Học). + Nƣớc sắc Ích trí nhân cho uống 50mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụng chống loét dạ dầy (Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990, 38 (11): 3053).

+ Nƣớc sắc Ích trí nhân có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến (Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dƣợc Tạp Chí 1990, 15 (8): 492).

+ Nƣớc sắc Ích trí nhân có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạch tế bào (Chu Kim Hoàng, Trung Dƣợc Dƣợc Lý Học, Q 1, Thƣợng Hải Khoa Học Kỹ Thuật Xuất Bản 1986: 273).

Tính vị qui kinh:

+ Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). + Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc). + Vị cay, tính ôn (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

Qui kinh:

+ Vào kinh Thủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).

Tác dụng:

+ Ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí (Bản Thảo Thập Di).

+ Sáp tinh cố khí, làm uất kết khí đƣợc tuyên thông, ôn trung, tiến thực, nhiếp diên thóa, súc tiểu tiện (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố tinh, súc niệu (Trung Dƣợc Học).

Chủ trị:

+ Chủ di tinh hƣ lậu, tiểu gắt (Bản Thảo Thập Di).

+ Trị tiêu chảy, bụng đau do lạnh, nhiều nƣớc dãi, di tinh, đái dầm, băng lậu (Trung Dƣợc Học).

Liều Dùng: Liều thƣờng dùng: 4- 12g.

Kiêng Kỵ:

+ Huyết táo, có hỏa: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+ Do nhiệt gây nên băng huyết, bạch trọc: không dùng (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Ích trí nhân vốn vị thơm, tính nhiệt, vì vậy những ngƣời đã sẵn táo nhiệt, hoặc có hỏa chứng phải kiêng,,không nên dùng Ích trí nhân (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).

+ Táo nhiệt, âm hƣ, thủy kiệt, tinh ít: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị khí của bàng quang suy yếu, không kiềm chế đƣợc gây nên chứng tiểu nhiều: Ích trí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dƣợc, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rƣợu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nƣớc sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn - Chu Thị Tập Hiệu phƣơng).

+ Trị bụng trƣớng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: dùng Ích trí nhân 80g, sắc nƣớc thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).

+ Trị tỳ và thận có hƣ nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích trí nhân, Phục thần, Phục linh. Lƣợng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

+ Trị xích trọc: Ích trí nhân 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chƣng) 320g. tán nhuyễn, trộn với rƣợu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nƣớc Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+ Trị bạch trọc, nƣớc tiểu đục nhƣ nƣớc vo gạo kèm bụng đầy: Ích trí nhân, tẩm với nƣớc muối cho kỹ, sao. Lại dùng nƣớc Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phƣơng).

+ Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm: Ô dƣợc, Ích trí nhân, Hoài sơn (chƣng rƣợu), lƣợng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8g-12g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn - Phụ Nhân Đại Toàn Lƣơng phƣơng),

+ Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra nhƣ nƣớc: Ích trí nhân, sao, tán nhuyễn. Uống 8g với nƣớc cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo).

+ Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi: Ích trí nhân 40g, Cam thảo 8g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lƣỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lƣơng phƣơng).

+ Trị có thai mà ra huyết: Ích trí nhân 20g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nƣớc sôi, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phƣơng).

+ Trị di tinh (do thận dƣơng hƣ), bạch đới: Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần, lƣợng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nƣớc sôi ấm (Ích Trí Hoàn - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

+ Trị miệng chảy nƣớc dãi nhiều (do Tỳ vị hƣ hàn) dùng: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc). + Trị tiêu chảy do Tỳ thận hƣ: Ích trí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hƣơng, Tiểu hồi, Can khƣơng, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

Tham Khảo:

+ Ích trí nhân dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ, nấu với nƣớc muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau. Nếu dùng vào thuốc bổ thì nên tùy bệnh mà gia giảm nhƣng không nên dùng nhiều (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Ích trí nhân vị cay, là vị thuốc hành dƣơng, làm cho âm lui. Ngƣời nào Tam tiêu và Mệnh môn suy yếu thì nên dùng, ngƣời nào Tỳ Vị hàn, chảy nƣớc dãi nhiều thì Ích trí nhân làm cho ôn Tỳ Vị, vì vậy nó có thể thu liễm đƣợc đờm dãi (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+ Ích trí vận hành dƣơng khí, làm cho âm lui, là vị thuốc giao thông của mẹ con Tâm và Tỳ. khí ở Tam tiêu và Mệnh môn yếu cũng nhƣ Tâm Tỳ hƣ yếu thì nên dùng. Vì Tâm là mẹ của Tỳ cho nên muốn cho ăn đƣợc không những phải hòa Tỳ mà phải dùng thuốc của tâm vào trong thuốc của Tỳ để thêm hỏa vào trong thổ thì hỏa sinh đƣợc thổ (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu). + Ích trí nhân, hành nhiều, bổ ít, vì thế dùng làm thuốc bổ, nếu dùng độc vị sẽ bị tán khí (Hội Dƣợc Y Kính).

Xuất xứ:

Khai Bảo Bản Thảo.

Tên khác:

Thiên thai ô dƣợc (Nghiêm Thị Tế Sinh Phƣơng), Bàng tỵ (Bản Thảo Cƣơng Mục), Bàng kỳ (Cƣơng Mục Bổ Di), Nuy chƣớng, Nuy cƣớc chƣớng, Đài ma, Phòng hoa (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Thai ô dƣợc (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển), Thổ mộc hƣơng, Tức ngƣ khƣơng (Giang Tây Trung Thảo Dƣợc), Kê cốt hƣơng, Bạch diệp sài (Quản Tây Trung Thảo Dƣợc).

Tên khoa học:

Lindera myrrha Merr.

Họ khoa học:

Họ Long não (Lauraceae).

Mô Tả:

Cây cao chừng 1-15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dƣới có lông, ngoài gân chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dƣới lồi, cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh. Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đƣờng kính 3-4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.

Địa lý:

Mọc hoang ở Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

Thu hái:

Thu hái quanh năm nhƣng tốt nhất là vào mùa thu đông hoặc mùa xuân.

Rễ - Rễ giống nhƣ đùi gà (Ô dƣợc = đùi gà), khô, mập, chỗ to, chỗ nhõ không đều, rắn chắc, vỏ nâu, thịt màu vàng ngà, sạch rễ, không mọt, trơn nhẵn, có hƣơng thơm là tốt. Loại cứng gìa nhƣ củi không làm thuốc đƣợc.

Mô tả dược liệu:

Rễ Ô dƣợc đa số hình thoi, hơi cong, 2 đầu hơi nhọn, phần giữa phình to thành hình chuỗi dài khoảng 10-13cm, đƣờng kính ở chỗ phình to là 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nâu nhạt vàng, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Cứng, khó bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu nâu nhạt, hơi hồng, hơi có bột, ở giữa mầu đậm hơn, có vằn tròn, và vằn hoa cúc. Mùi hơi thơm, vị hơi đắn, cay (Dƣợc Tài Học).

Phân biệt:

Ở miền Nam có cây cũng gọi là Ô dƣợc, cây rất cao, to, nhựa dùng để trộn hồ xây nhà, làm nhang, rễ dùng làm thuốc, cần nghiên cứu thêm (Phƣơng Pháp Bào Chế Đông Dƣợc).

Bào chế:

+ Hái thứ rễ bàng chung quanh có từng đốt nối liền nhau, bỏ vỏ, lấy lõi, sao qua họăc mài (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).

+ Lấy rễ khô ngâm nƣớc 1 ngày, vớt ra, ủ cho mềm, thái lát, phơi khô hoặc mài (Trung Dƣợc Học).

+ Rửa sạch, ủ mềm, để ráo, thái lát, phơi khô hoặc tán thành bột mịn (Dƣợc Liệu Việt Nam).

Bảo Quản:

Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.

Thành phần hóa học:

+ Linderol, Borneol, Linderana (Nhật Bản Hóa Hợp, Thực Nghiệm Hóa Học Giảng Tọa (Nhật Bản) 1956, 22: 75).

+ Linderalactone, Isolinderalactone, Neolinderalactone, Linderene, Lindenenol, Lindestrenolide, Linderene acetate, Lindenenyl acetate, Lindenenone, Lindestrene,

Lindenene, Linderoxide, Isolinderoxide, Isofuranogermacrene (Takeda và cộng sự, J Chem Soc (C) 1971: 1070; 1968: 569; 1969: 1491, 2786, 1920, 1967: 631).

+ Linderazulene, Chamazulene, Linderaic acid

+ Trong Ô dƣợc có Borneol, Linderane, Linderalactone, Isolinoleralactone,

Neolinderalactone, Linderstrenolide, Linderne, Lendenene, Lindenenone, Lindestrene, Linderene acetate, Isolindeoxide, Linderic acid, Linderazulene, Chamazulene, Laurolitsine (Chinese Hebral Medicine).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng chuyển hóa: cho chuột ăn Ô dƣợc 1 thời gian dài thấy tăng trọng hơn so với lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).

+ Tác dụng đối với Vị trƣờng: Thí nghiệm trên chó đƣợc gây mê cho thấy Ô dƣợc và Mộc hƣơng đều có tác dụng tăng nhu động ruột, trừ đầy hơi. Uống hoặc chích đều có hiệu quả (Chinese Hebral Medicine).

+ Ô dƣợc có tác dụng 2 mặt đối với cơ trơn bao tử và ruột, có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp ruột bài khí đồng thời làm giảm trƣơng lực của ruột thò cô lập. Ô dƣợc có thể làm tăng tiết dịch ruột (Trung Dƣợc Học).

+ Bột Ô dƣợc khô có tác dụng rõ trong việc rút ngắn thời gian tái Calci hóa của huyết tƣơng, rút ngắn thời gian đông máu và có tác dụng cầm máu (Trung Dƣợc Học).

Tính vị:

+ Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). + Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa). + Vị cay, tính ôn (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Vị đắng, tính ấm (Trung Dƣợc Học).

Quy kinh:

+ Vào kinh túc Dƣơng ming Vị, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Phế Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dƣợc Tính Giải).

+ Thƣợng nhập Phế, Tỳ, hạ thông Bàng quang, thận (Bản Thảo Tùng Tân). + Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận (Trung Dƣợc Học).

+ Vào kinh Tỳ, Phế Thận (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Tác dụng:

+ Lý nguyên khí (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Lý thất tình uất kết, khí huyết ngƣng đình, hoắc loạn thổ tả, đờm thực tích lƣu (Bản Thảo Thông Huyền).

+ Tiết Phế nghịch, Táo Tỳ thấp, Nhuận mệnh môn hỏa, kiên Thận thủy, khứ nọi hàn (Y Lâm Toản Yếu).

+ Thuận khí, khai uất, tán hàn, chỉ thống (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Hành khí, chỉ thống, khứ hàn, ôn Thận (Trung Dƣợc Học).

Chủ trị:

+ Trị khí nghịchk, ngực đầy, bụng trƣớng, bụng đau, ăn qua đêm mà không tiêu,, ăn vào là nôn ra (phản vị), hàn sán, cƣớc khí (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

+ Trị bụng dƣới đau do cảm nhiễm khí lạnh, bàng quang hƣ hàn, tiểu nhiều (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Liều dùng: 3- 10g. Kiêng kỵ:

+ Khí huyết hƣ, nội nhiêtk: không dùng (Trung Dƣợc Học).

+ Khí hƣ mà có nội nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị thống kinh, khí trệ, huyết ngƣng: Ô dƣợc 10g, Hƣơng phụ 8g, Đƣơng quy 12g, Mộc hƣơng 8g. sắc uống (Ô Dƣợc Thang – Hiệu Chú Phụ Nhân Lƣơng Phƣơng).

+ Trị tiểu nhiều, đái dầàm do Thận dƣơng bất túc, Bàng quang hƣ hàn: Ích trí nhân 16g, Ô

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 9 pot (Trang 45 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)