Đổi mới và nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức liên quan đến

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 73 - 75)

đến lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Cùng với việc đổi mới trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại, cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại. Việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại trước hết đòi hỏi phải thiết lập được một cơ chế giải quyết khiếu nại có tính chuyên nghiệp cao, đặc biệt là trong giải quyết khiếu nại. Tính chuyên nghiệp trong giải quyết khiếu nại gắn liền với sự ổn định của tổ chức bộ máy, thể chế hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức. Điều đó không có nghĩa là bắt buộc thiết lập bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại mà việc thiết lập bộ máy và bố trí đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này phải được đặt trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước. Với tinh thần đó, việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước và đội

ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần tập trung vào những nội dung sau:

- Gắn trách nhiệm giải quyết khiếu nại với trách nhiệm quản lý nhà nước. Khiếu nại phát sinh trong phạm vi, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của chủ thể nào thì chủ thể đó phải có trách nhiệm giải quyết và công khai kết quả giải quyết đó. Đồng thời, coi kết quả và chất lượng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý là một tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của thủ trưởng cơ quan hành chính; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức nói chung và thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước nói riêng về vai trò, ý nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính cũng như nghiệp vụ giải quyết khiếu nại.

- Ngoài cơ quan thanh tra thực hiện chức năng tham mưu chung trong giải quyết khiếu nại và quản lý nhà nước về khiếu nại, các cơ quan chuyên môn tham mưu trong lĩnh vực nào có nghĩa vụ tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các vụ việc khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực đó. Cách làm này không chỉ nâng cao chất lượng công tác tham mưu trong giải quyết khiếu nại mà còn nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong quản lý nhà nước, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước. Các cơ quan, đơn vị khi tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước luôn phải cân nhắc, tính đến khả năng phát sinh những khiếu nại sẽ phải giải quyết.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác khiếu nại, thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, yếu kém, xử lý nghiêm thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức tham mưu vi phạm quy định về khiếu nại. Chế độ kiểm tra, giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính phải được thực hiện trên cả phương diện kiểm tra, giám sát

mang tính quyền lực nhà nước và giám sát của xã hội đối với công tác giải quyết khiếu nại. Công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại cần được tiến hành thường xuyên. Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần tăng cường đôn đốc việc giải quyết khiếu nại và thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w