Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 36)

đồng bào dân tộc thiểu số

Căn cứ vào chu trình chính sách công hợp thành bởi 3 giai đoạn nhƣ: hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách. Nhận thấy, thực thi chính sách là quá trình chính sách từ lý thuyết đƣợc hiện thực hóa (đƣa chính sách vào thực tế đời sống) cho nên đây là khâu quan trọng của chu trình chính sách. Bởi vì, việc hoạch định chính sách đã tốt và đầy đủ rồi, nhƣng ách tắc ở khâu thực thi chính sách thì chính sách công dù hay đến mấy cũng chỉ là tập bản thảo lý thuyết. Thực thi chính sách công là hoạt động vô cùng sinh động, phong phú nhƣng cũng rất khó khăn, phức tạp. Mục tiêu của chính sách công đạt đƣợc hay không là nhờ cả vào giai đoạn thực thi chính sách công. Thực thi chính sách cũng nhƣ thực thi chính sách giảm nghèo bao gồm 7 bƣớc, diễn ra trong một thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện phải tuân theo quy trình khoa học phù hợp với những điều kiện khách quan của quá trình chính sách. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo cần phải tuân thủ thực hiện đúng theo quy trình tổ chức thực hiện chính sách nhƣ sau:

1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Muốn chính sách giảm nghèo thuận lợi đi vào đời sống xã hội, nó phải đƣợc cụ thể bằng những kế hoạch hành động cụ thể để các cơ quan nhà nƣớc triển khai thực hiện một cách chủ động hoàn toàn và có kết quả, hiệu quả:

Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách GNBV đƣợc xây dựng trƣớc khi đƣa vào đời sống xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách từ TW đến địa phƣơng đều phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Đặc biệt, chính sách giảm nghèo có các kế hoạch bao gồm những nội dung cơ bản nhƣ: kế hoạch về tổ chức điều hành, kế hoạch cung cấp các nguồn lực dự kiến, kế hoạch thời gian triển khai thực hiện, kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách, dự kiến quy chế về tổ chức điều hành,…

Nhƣ vậy, kế hoạch chính sách giảm nghèo thực hiện ở cấp nào thì cơ quan cấp đó sẽ phải xây dựng. Sau khi đƣợc quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện chính sách sẽ mang giá trị pháp lý, buộc các chủ thể triển khai thực hiện chính sách và cả đối tƣợng của chính sách nghiêm chỉnh thực hiện.

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền về chính sách

Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đƣợc thông qua, các cơ quan Nhà nƣớc tiến hành triển khai thực hiện theo kế hoạch, là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo. Đây là hoạt động quan trọng có ý nghĩa lớn với cơ quan Nhà nƣớc và các đối tƣợng chính sách giảm nghèo. Thực hiện tốt quá trình này, giúp cho đối tƣợng chính sách và mọi ngƣời dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách và tính khả thi của chính sách… trong điều kiện hoàn cảnh nhất định, để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp cho việc nhận thức đƣợc đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách cũng nhƣ vai trò của chính sách giảm nghèo đối với đời sống xã hội, đối với mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện, buộc họ chủ động tích cực hơn tìm ra giải pháp phù hợp cho việc

thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đƣợc giao.

Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, kể cả chính sách đang đƣợc thực hiện. Để mọi đối tƣợng cần tuyên truyền luôn đƣợc củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách, qua nhiều hình thức nhƣ trực tiếp gặp mặt, trao đổi với các đối tƣợng là ngƣời nghèo, hộ nghèo qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng… Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình.

1.3.3. Huy động nguồn lực để thực hiện chính sách

Nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo là các điều kiện cần có về con ngƣời, nguồn vốn và các phƣơng tiện cần thiết khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính sách đã đề ra, bao gồm:

Trƣớc hết, nguồn lực về con ngƣời (nguồn nhân lực), đây là nguồn lực quan trọng nhất trong số các nguồn lực. Bởi vì nguồn nhân lực là nguồn lực sống duy nhất có tƣ duy để sử dụng và kiểm soát các nguồn lực khác, đồng thời nguồn lực này có thể khai thác tối đa khả năng, năng suất và hiệu quả. Nguồn nhân lực để thực hiện chính sách giảm nghèo là tất cả cán bộ, công chức, các đối tƣợng chính sách và các cá nhân khác trong xã hội tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách, nhằm đƣa chính sách vào đời sống xã hội. Cho nên, đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực sẽ góp phần triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đúng đắn và hiệu quả. Bởi vì, quá trình tổ chức thực hiện chính sách là quá trình phân công, giao nhiệm vụ cho mỗi cơ quan, đơn vị mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức để đƣa chính sách vào đời sống và duy trì nó để chính sách phát huy hiệu quả đối với xã hội.

Thứ hai, nguồn tài chính của chính sách giảm nghèo tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên những đối tƣợng đặc biệt là ngƣời nghèo, cận nghèo và hƣớng tới giải quyết vấn đề nghèo đói trong một phạm vi không gian rộng lớn và thời gian dài. Do

vậy, nguồn lực tài chính dành cho vấn đề này rất lớn. Nguồn tài chính để phục vụ cho quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đƣợc huy động bao gồm: NSNN, nguồn vốn viện trợ (ODA), nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn huy động trong nhân dân.

Thứ ba, nguồn lực khoa học công nghệ là một trong bốn nguồn lực quyết định sự phát triển KTXH của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi mà nhân loại bƣớc vào kỷ nguyên tri thức thì khoa học công nghệ càng khẳng định hơn vai trò quyết định đến quá trình tăng trƣởng kinh tế và GNBV, đặc biệt đối với các nƣớc đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ Việt Nam.

Thứ tƣ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, bởi các tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản,… là nguồn lực quan trọng trong phát triển KTXH và GNBV. Việc quản lý, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển. Vì những loại tài nguyên quan trọng nhất, ảnh hƣởng đến sự phát triển KTXH, hầu hết thuộc nhóm tài nguyên hữu hạn. Do đó, để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, phải quản lý, khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên, để nguồn tài nguyên thực sự là một nguồn lực giúp cho nƣớc ta có thể GNBV, đảm bảo sự phát triển ổn định lâu dài ở tƣơng lai.

1.3.4. Phân công, phối hợp thực hiện

Chính sách GNBV khi đƣợc tổ chức thực hiện có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở các lĩnh vực khác. Do đó, các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú, gồm có: đối tƣợng của chính sách (ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng nghèo), các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, các doanh nghiệp, các tổ chức CTXH và các đối tƣợng khác trong xã hội,… Vì vậy, muốn tổ chức thực hiện các chính sách GNBV có hiệu quả thì cần thiết phải có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách. Trong đó, hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động sáng tạo để luôn duy trì chính sách đƣợc ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách

Do chính sách giảm nghèo diễn ra trên địa bàn rộng và cần nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng ở các vùng địa phƣơng khác nhau, trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nƣớc không đồng đều, vì vậy nhà nƣớc có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách, vừa kịp thời bổ sung hoàn thiện cũng nhƣ điều chỉnh công tác tổ chức, góp phần nâng cao kết quả thực hiện chính sách ở các cơ quan nhà nƣớc từ TW đến địa phƣơng. Chủ thể kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo là các cơ quan nhà nƣớc từ TW đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra đánh giá, quá trình này cần có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể nhân dân và chính đối tƣợng chính sách, đảm bảo đƣợc tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách. Từ quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo đã trình bày, các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là chính quyền các cấp ở cơ sở tổ chức thực hiện chính sách theo trình tự, đều sử dụng quy trình 7 bƣớc làm chuẩn để tiến hành hoạt động đánh giá chính sách GNBV.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo có ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình này, bao gồm: yếu tố thuộc về nhà nƣớc (các chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS), yếu tố thuộc về chính các đối tƣợng của chính sách (ngƣời nghèo) và những yếu tố khác.

1.4.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể chính sách

Một là, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nƣớc và đội ngũ cán bộ, công chức

ở các cấp trong công tác giảm nghèo. Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện. Đây là yêu cầu quan trọng đối với mỗi cán bộ công chức để thực hiện

chuyển tải ý nghĩa chính sách của Nhà nƣớc vào cuộc sống. Một khi thiếu năng lực thực tế, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tổ chức thực hiện chính sách sẽ đƣa ra những kế hoạch không bám sát với thực tế, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách,… Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ công chức còn đƣợc thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề giữa các cơ quan nhà nƣớc với cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Hai là, công tác tuyên truyền vận động về chính sách. Công tác này nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và các đối tƣợng để họ chủ động, tự giác tham gia vào quá trình chính sách của nhà nƣớc, khắc phục đƣợc tƣ tƣởng trông chờ sự giúp đỡ của nhà nƣớc ở một bộ phận ngƣời nghèo và cán bộ, công chức cơ sở. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vận động về chính sách hiện nay vẫn bị coi nhẹ, đƣợc thực hiện còn mang tính hình thức.

Ba là, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách nhà nƣớc: việc đầu tƣ trang bị kỹ thuật và phƣơng tiện hiện đại để hỗ trợ và thực hiện quá trình thực hiện chính sách Nhà nƣớc đã trở thành một nguyên lý phát triển. Cho nên, khi các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng đƣợc yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện chính sách luôn đƣợc tăng cƣờng. Hiện nay, nƣớc ta cơ cấu đầu tƣ chƣa hợp lý, tỷ lệ đầu tƣ cho nông nghiệp nông thôn còn thấp, chủ yếu chỉ đầu tƣ cho thủy lợi, chƣa chú trọng khuyến khích kịp thời phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vốn Nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, huy động đóng góp trong dân hạn chế nên hạ tầng giao thông còn yếu kém.

1.4.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách

Một là, nguồn lực của đối tƣợng chính sách. Ngƣời nghèo luôn đƣợc đánh giá là thiếu về nguồn lực nhất là nguồn lực vật chất, tài chính. Phần lớn hộ nghèo có rất ít đất đai, thậm chí tình trạng không có đất đang tăng lên. Đa số ngƣời nghèo chọn phƣơng án sản xuất tự cung, tự cấp với tập tục lạc hậu, sản phẩm làm ra khó có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, họ càng luẩn quẩn trong sự nghèo khó. Do đó, họ không tiếp cận đƣợc dịch vụ sản xuất nhƣ khuyến nông – lâm – ngƣ, bảo vệ động thực vật, cũng nhƣ yếu tố đầu vào sản xuất nhƣ: điện, nƣớc, giống, cây trồng,

vật nuôi, phân bón,… đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin về pháp luật, chính sách và thị trƣờng, đã khiến cho ngƣời nghèo càng khó khăn hơn khi tìm kiếm cơ hội thoát nghèo.

Hai là, trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trƣờng lao động. Thực tế, ngƣời nghèo thƣờng có học vấn thấp, khó có cơ hội kiếm việc làm tốt, ổn định, rất khó khăn trong giải quyết vƣớng mắc liên quan đến pháp luật.

1.4.3. Những yếu tố khác

Một là, yếu tố nhân khẩu học: Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng ảnh hƣởng đến mức thu nhập bình quân của hộ nghèo, do vậy đông ngƣời ăn theo (trẻ em, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời ốm đau bệnh nặng) vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo. Việc thiếu kiến thức trong tiếp cận các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản làm cho tỷ lệ sinh cao, nhƣng chất lƣợng dân số thấp (tỷ lệ trẻ em tử vong, tỷ lệ suy dinh dƣỡng khá cao).

Hai là, yếu tố điều kiện tự nhiên, thiên nhiên: Thực tế cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo thấp ở các nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn tỷ lệ nghèo cao ở các nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động KTXH.

Ba là, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển: Đây là điều kiện ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo, đang là thách thức đối với miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là dễ bị cô lập, không thể hoặc khó tiếp cận thị trƣờng và các vùng kinh tế phát triển, bởi vẫn còn tình trạng chất lƣợng đƣờng giao thông kém, xa chợ,… làm ngƣời nghèo khó tìm kiếm đƣợc cơ hội thoát nghèo.

Bốn là, thiên tai và rủi ro: Các gia đình hộ nghèo thƣờng dễ bị tổn thƣơng với khó khăn hàng ngày và những biến động bất thƣờng xảy ra đối với gia đình, cộng đồng. Do thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp chỉ tạm đủ để trang trải cuộc sống, phần tích lũy kém, cũng nhƣ khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống các biến cố đột ngột thƣờng gây ra bất ổn lớn trong cuộc sống của họ. Đồng thời, do không có tay nghề sản xuất và kinh nghiệm làm ăn, cũng nhƣ khả năng đối phó và khắc phục với những rủi ro của ngƣời nghèo kém, làm cho thu

nhập thêm hạn hẹp và mất khả năng khắc phục rủi ro, thậm chí còn đối mặt với nhiều rủi ro hơn nữa.

Năm là, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của ngƣời dân: Đến nay, phong tục tập quán lạc hậu không còn phù hợp đang dần bị thay thế, những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đƣợc bảo tồn và phát huy, tạo động lực mạnh mẽ cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông yên tâm sản

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w