Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu luận văn bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 74 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Những hạn chế, bất cập được nêu ở trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Hệ thống văn bản QPPL về cơ chế, chính sách, chế độ đối với CCCX, cũng như những quy định về chế độ bồi dưỡng CCCX chưa thật sự hoàn chỉnh, lại có sự thay đổi liên tục về các quy định tiêu chuẩn chức danh.

Thứ hai: Hoài Ân là một huyện trung du miền núi, không có đường Quốc lộ đi qua, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chỉ ở mức trung bình thấp, vẫn là huyện nghèo của tỉnh Bình Định. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng khá nhiều đến công tác bồi dưỡng CCCX. Ví dụ: mùa mưa thường xảy ra lũ lụt gây chia cắt các tuyến đường liên xã, do vậy công tác bồi dưỡng CCCX vào thời điểm này gần như không thực hiện được hoặc có thực hiện thì hiệu quả cũng rất thấp. Mặt khác, huyện không có đường Quốc lộ đi qua, giao thông chưa thật thuận tiện dẫn đến công tác phối hợp với các Cơ sở bồi dưỡng để tổ chức các lớp bồi dưỡng tại địa phương gặp nhiều khó khăn, dễ phát sinh chi phí của công tác bồi dưỡng CCCX. Bên cạnh đó, với mức sống trung bình thấp trên địa bàn toàn huyện, chế độ chính sách hiện hành cũng như thu nhập thực tế của CCCX hạn hẹp, nên việc

công chức tự bỏ tiền cá nhân để tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn rất ít.

Thứ ba: Là một huyện trung du miền núi, kinh tế ở mức trung bình, chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Do vậy, mặc dù lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và HĐND huyện Hoài Ân rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng CCCX, tuy nhiên khả năng hạn chế của ngân sách nhà nước chi cho công tác này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng cường tổ chức bồi dưỡng CCCX.

Thứ tư: So với chức năng, nhiệm vụ theo vị trí việc làm, CCCX thường phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, cơ cấu ngành nghề được đào tạo của công chức còn nhiều bất cập ngay từ khi được tuyển dụng. Nhưng nội dung, chương trình bồi dưỡng một số lớp chưa sát hợp, có phần chồng chéo, một số lớp mở ra có sự trùng lắp về nội dung bồi dưỡng, chưa gắn với nhu cầu học viên vì thế gây lãng phí thời gian và kinh phí, đồng thời tạo nên tâm lý thiếu hứng thú học tập cho học viên.

2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, một số ban, ngành của huyện Hoài Ân về vị trí, vai trò của đội ngũ CCCX vẫn chưa thật sự tương xứng với thực tế làm việc và yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ CCCX. Từ đó, chưa chú trọng lập báo cáo nhu cầu bồi dưỡng, chưa phối hợp tích cực với các cơ quan liên quan trong đào tạo, bồi dưỡng CCCX và quản lý học viên. Một số xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng CCCX, còn giao khoán cho Phòng Nội vụ; việc lập kế hoạch có lúc còn nặng về hình thức.

Thứ hai: Nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập, nâng cao sự năng lực trước yêu cầu đổi mới công vụ của một số công chức có lúc có nơi chưa đúng. Nhiều CCCX tham gia bồi dưỡng chủ yếu để có đủ chứng nhận bồi dưỡng theo kế hoạch trong năm hơn là hướng tới nâng cao năng lực thực thi công vụ. Vì vậy trong quá trình tham gia bồi dưỡng không thực sự tích cực nên bằng cấp tuy đủ nhưng kiến thức, năng lực thực tế của công chức ít thay đổi.

CCCX thường kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực công tác, trong đó có lĩnh vực CCCX chưa được đào tạo, nhưng ý thức cầu tiến, tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng

của một số CCCX chưa cao.

Thứ ba: Tiêu chuẩn nhiệm vụ CCCX đã được xác định, nhưng các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng tương ứng với các nhiệm vụ phải bồi dưỡng chưa được làm rõ. Trong khi các yêu cầu này là căn cứ quan trọng để thiết kế nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tế.

Thứ tư: So với yêu cầu, nguồn lực đầu tư cho công tác bồi dưỡng CCCX vẫn chưa đủ tầm mức. Việc rà soát, đánh giá chất lượng và phân loại trình độ của đội ngũ CCCX trên địa bàn còn chậm. Bên cạnh đó, việc lựa chọn CCCX tham gia các lớp bồi dưỡng chưa được quan tâm theo hướng thực hiện đúng đối tượng và nội dung bồi dưỡng; chưa gắn việc bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí - sử dụng CCCX.

Những phân tích trên đây cho thấy công tác bồi dưỡng CCCX ở huyện Hoài Ân tuy đã đạt dược những chuyển biến – tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng lĩnh vực này cần được tiếp tục quan tâm đầu tư và củng cố. Bên cạnh những nguyên nhân và điều kiện khách quan, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa việc xem xét các nguyên nhân chủ quan nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo chức danh và những đòi hỏi đổi mới về công chức và công vụ.

6 5

Tiểu kết chương 2

Trong giai đoạn 2017 - 2020, công tác bồi dưỡng CCCX đã được toàn hệ thống chính trị từ Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện đến phòng Nội vụ và UBND các xã, thị trấn quan tâm. Đã có sự chuyển biến nhận thức rõ nét về vị trí vai trò CCCX và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng CCCX.

Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã có sự chủ động về bồi dưỡng CCCX để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao hiệu quả QLNN của chính quyền cấp xã và hướng đến xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bồi dưỡng CCCX trên địa bàn còn một số bất cập, hạn chế như: việc xác định nhu cầu bồi dưỡng chưa sát thực tế, nhận thức về bồi dưỡng còn mang tính phong trào, chạy theo thành tích, học tập cốt lấy bằng, chứng chỉ chưa chú trọng đến việc học để làm việc, nội dung chương trình bồi dưỡng chưa sát với nhiệm vụ của cán bộ, kinh phí bố trí cho bồi dưỡng thấp, hạn chế động viên tham gia học tập, việc đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức…

Để công tác bồi dưỡng CCCX ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ngày càng đi vào chiều sâu, hoàn thành được mục tiêu về chuẩn hóa đội ngũ CCCX của huyện nhà cần xem xét thực trạng, xác định được nguyên nhân khách quan và nhất là nguyên nhân chủ quan, qua đó tạo cơ sở khoa học tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp để đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bồi dưỡng CCCX tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu luận văn bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w