Hoàn thiện thể chế, chính sách và thực hiện tốt công tác xây

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 102)

dựng, quy hoạch quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp

cách tiếp cận đổi mới, từng bước đưa phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, những vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, cần nhanh chóng xây dựng các Nghị định, các Thông tư hướng dẫn để áp dụng nhanh chóng vào công tác QLNN về môi trường nói chung và công tác QLNN về nước thải các KCN nói riêng.

- Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, chất lượng môi trường tại một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép, không còn khả năng tiếp nhận chất thải. Đã xuất hiện những sự cố môi trường lớn, đặc biệt là sự cố môi trường về nước thải do Formosa, Vedan gây ra, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Cần xây dựng các Nghị định, thông tư tiếp cận và cập nhật nhanh bắt kịp với những thay đổi nhanh của cơ chế thị trường, cần xây dựng bảo đảm các yếu tố thực thi, không chỉ tập trung đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước mà còn phải làm rõ vai trò của người dân, doanh nghiệp, sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác BVMT trong các KCN.

- Việc hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp là thực sự cần thiết. Trên cơ sở phân tích những bất cập trong thực trạng chính sách hiện nay, một số giải pháp về tổ chức thực hiện và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp cụ thể như sau:

+ Cần xây dựng các quy định về trách nhiệm của Ban quản lý KCN và các chế tài xử lý các doanh nghiệp vi phạm môi trường trong các KCN.

+ Để đảm bảo tính khách quan trong quản lý vấn đề bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, pháp luật cần có quy định rõ ràng Ban quản lý KCN chỉ là cơ quan quản lý nhà nước, không được đồng thời là chủ thể kinh doanh trong Khu công nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp phải là đơn vị độc lập, không kiêm nhiệm thêm các vai trò quản lý nhà nước trong Khu công nghiệp.

KCN. Sàng lọc các dự án đầu tư ngay từ quá trình hoạch định chủ trương, chính sách cho đến thiết kế, xây dựng, triển khai dự án đầu tư thông qua nhiều công cụ như chiến lược, quy hoạch, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), ĐTM, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đưa ra các tiêu chí để lựa chọn các dự án bền vững có các công nghệ tốt, hiện đại, thân thiện với môi trường vào đầu tư.

+ Cần cụ thể hóa các quy định, chính sách nhằm huy động sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quan trắc chất lượng môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong quan trắc môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về môi trường KCN, các cơ sở dữ liệu môi trường đối với các nguồn thải, dữ liệu quan trắc, đa dạng sinh học, hồ sơ về môi trường tích hợp trong hệ thống thông tin môi trường quốc gia. Bổ sung cập nhật liên tục các chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường để thống nhất với hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhằm tăng cường hội nhập trong công tác QLNN về môi trường.

+ Cần quy định cụ thể hơn về nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với trường hợp từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làm môi trường bị ô nhiễm, trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường đối với UBND các cấp và Bộ TN&MT.

+ Cần xây dựng các quy định theo cơ chế đặt cọc - hoàn trả, ký quỹ hoặc bảo lãnh tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCN có phát sinh nhiều nước thải để đảm bảo thực hiện công tác BVMT đạt hiệu quả hơn.

+ Cần xây dựng các quy định pháp lý để khuyến khích khối tư nhân tham gia sâu hơn nữa vào BVMT trong KCN, ví dụ như trong lĩnh vực xử lý nước thải, phục hồi các điểm ô nhiễm, lĩnh vực công nghiệp môi trường.

+ Cần có giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, hạn chế phát triển các nhóm ngành có nguy cơ cao gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, từng bước xây dựng hạ tầng, môi trường pháp lý thuận lợi cho nền kinh tế xanh, nghiên cứu, xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí xác định ngành, khu vực kinh tế xanh, có các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ khu vực kinh tế xanh phát triển.

+ Nâng cao chất lượng đánh giá môi trường chiến lược, bảo đảm các yêu cầu về BVMT được lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao hiệu quả của

đánh giá tác động môi trường trong việc sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong các dự án đầu tư phát triển trong các KCN.

3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về nước thải các Khu công nghiệp

- Tăng cường phối, kết hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về nước thải công nghiệp tại Khu công nghiệp nhằm tránh việc chồng chéo, phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực của công tác thanh kiểm tra. Thông qua kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về môi trường, quản lý nước thải công nghiệp, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Đối với các doanh nghiệp thực hiện chế độ kiểm tra đột xuất (khi cần thiết) để nắm bắt tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và công tác quản lý nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế các hành vi đối phó như dừng hoạt động hoặc hoạt động giảm công suất đúng vào thời điểm thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả, kết quả thanh tra, kiểm tra.

- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về môi trường trong KCN bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ.

- “Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại KCN buộc chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN và các doanh nghiệp trong KCN thực hiện đầy đủ các cam kết cũng như pháp luật về BVMT tại KCN” [28].

3.2.3.Công tác bảo vệ môi trường Khu công nghiệp cần được quan tâm đặc biệt, tăng cường hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về nước thải các Khu công nghiệp

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp (KCN) đã có nhiều chuyển biến tích cực.Tuy vậy, công tác bảo vệ môi trường ở các KCN vẫn còn những hạn chế. Do tính chất nước thải của các khu công

nghiệp là tổng hợp của nhiều loại nước thải của nhiều loại hình sản xuất, đa ngành, đa lĩnh vực nên có nhiều loại nước thải có các tính chất khác nhau dẫn đến việc thu gom và xử lý gặp khó khăn.

Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được chú trọng, xác nhận hoàn thành các công trình xử lý nước thải và xác nhận các công trình này xử lý đạt yêu cầu thì mới cấp giấy xác nhận.

Để công tác quản lý và xử lý nước thải các khu công nghiệp đạt hiệu quả cao thì cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các cấp các ngành cũng như sự hợp tác từ các doanh nghiệp phát thải ra nước thải.

Đối với chủ đầu tư KCN:

+ Chủ đầu tư KCN phải hướng dẫn, rà soát đảm bảo 100% nước thải ra của các đơn vị thứ cấp được thu gom về trạm XLNT tập trung.

+ XLNT KCN đảm bảo quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường.

+ Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động sau hệ thống xử lý và truyền dữ liệu quan trắc về Sở TN & MT, Ban Quản lý các KCN.

+ Định kỳ báo cáo tình hình BVMT trong KCN. + Bố trí đủ số cán bộ chuyên trách về BVMT

Đối với các doanh nghiệp trong KCN:

+ Phải bố trí cán bộ theo dõi công tác BVMT của cơ sở, chịu trách nhiệm quản lý môi trường trong phạm vi cơ sở.

+ Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận cam kết BVMT đã được cơ quan QLNN có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

+ Phải có báo cáo bằng văn bản gửi đến cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận cam kết BVMT, Ban Quản lý KCN kế hoạch xây lắp các công trình xử lý môi trường, kế hoạch tự giám sát môi trường trong giai đoạn thi công để các cơ quan này theo dõi, kiểm tra, giám sát.

+ Phải ký văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư KCN về các điều kiện được phép đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy XLNT tập trung.

+ Phải đấu nối đầu ra của hệ thống thoát nước thải vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy XLNT tập trung dưới sự giám sát của chủ đầu tư KCN.

+ Nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều phải xử lý sơ bộ đạt điều kiện đã thỏa thuận với chủ đầu tư KCN trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải của KCN rồi mới chảy về nhà máy XLNT tập trung của KCN.

+ Phải bảo đảm thuận tiện cho việc quan trắc lấy mẫu và đo lưu lượng nước thải tại đầu ra của công trình XLNT sơ bộ của doanh nghiệp.

+ Có trách nhiệm thực hiện quan trắc môi trường theo quy định tại báo cáo ĐTM hoặc xác nhận cam kết BVMT đã được cơ quan QLNN có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Việc quan trắc môi trường phải tuân thủ đúng theo nội dung của chương trình quản lý và quan trắc môi trường đã cam kết trong báo cáo ĐTM. Sau mỗi đợt quan trắc môi trường, chủ dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho Ban Quản lý KCN và Sở TN & MT.

+ Có trách nhiệm công khai thông tin về môi trường trong phạm vi cơ sở và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.

+ Có trách nhiệm công khai với người lao động tại cơ sở về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.

- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động để nâng cao việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết. Các biện pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể áp dụng được như sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cần thường xuyên định kỳ có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý môi trường nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng. Đồng thời, tích cực

tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống loa, đài truyền thanh địa phương, tờ rơi, pano, áp phích.

- Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cần thường xuyên xây dựng các chương trình, tập huấn, phổ biến các VBQPPL mới được ban hành cho các cán bộ phụ trách về môi trường, lãnh đạo doanh nghiệp tham gia. Đồng thời định kỳ tổ chức tập huấn về VBQPPL hiện hành có liên quan đến QLNN về nước thải công nghiệp theo hàng quý thay vì hàng năm như bây giờ. Đặc biệt cần đưa ra các hoạt động, phong trào cụ thể nâng cao công tác BVMT trong KCN, có thể đưa ra các phiếu khảo sát, các phiếu lấy ý kiến để cho các quản lý hoặc chủ doanh nghiệp đầu tư trong KCN góp ý, phản hồi qua đó nắm bắt được các thông tin về công tác QLNN về môi trường KCN

được sâu sát hơn.

- Xây dựng mô hình điểm trong công tác BVMT trong KCN, nhằm tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý và xử lý nước thải công nghiệp trong KCN, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý nước thải công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN.

- Ngoài ra công tác tuyên truyền, phổ biến VBQPPL trong công tác BVMT đối với các doanh nghiệp trong KCN có thể thông qua các Hội chợ hàng công nghiệp, các triển lãm công nghệ, các trang thông tin điện tử của các Sở Tài nguyên Môi trường, Ban Quản lý các KCN tỉnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường. Giới thiệu các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp.

- Thông qua các đợt tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, chiến dịch giờ trái đất có thể lồng ghép các thông tin, tài liệu để nâng cao nhận thức ý thực BVMT cho các công nhân và chủ doanh nghiệp. - Thường xuyên theo sát, cập nhật các kết quả phân tích nồng độ nước thải hàng tháng của doanh nghiệp để kiểm soát và đưa ra các văn bản nhắc nhở phù hợp để phòng các sự cố môi trường có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w