CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1Đánh giá hiệu quả của các mô hình

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUOI KÌ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOI ưu CHI PHÍ CHO CỬA HÀNG BÁN THỨC ăn (Trang 40 - 43)

6.1.1 Hiệu quả của mô hình MRP

Như vậy, sau khi có kết quả từ thực tế và mô hình hoạch định nhu cầu nguyên liệu cho cửa hàng, chúng ta có thể so sánh để xem liệu rằng giải pháp mới có hiệu quả hơn hay không và có đáp ứng được kỳ vọng của cửa hàng hay không. Ta tiến hành so sánh kết quả dựa vào tỷ suất chi phí nguyên liệu trên doanh thu:

− Trước MRP: − Sau MRP: 95,000,000 i =5,300 × 25,000100% = 71.69% 70,738,000 i =5,220 × 25,000100% = 54.21%

Từ đây, ta có thể đánh giá rằng việc hoạch định nhu cầu nguyên liệu mang lại hiệu quả đáng kể cho cửa hàng.

6.1.2 Hiệu quả của mô hình VRP

Trước khi xây dựng mô hình, hoạch định giao hàng theo kinh nghiệm cá nhân của chủ cửa hàng, mỗi ngày cửa hàng sử dụng 3 - 5 xe và thời gian rỗi của mỗi nhân công lớn. Dựa vào việc tham khảo ý kiến của chủ cửa hàng, ta có bộ số liệu cho 1 ngày giao hàng như sau:

Bảng 6.1 Hoạch định tuyến đường theo kinh nghiệm chủ cửa hàng

Xe Tuyến đường Tổng thời gian

1 Cửa hàng 31 phút TTGDQP Cửa hàng 2 Cửa hàng 43 phút NĐH KTX B Cửa hàng 3 Cửa hàng 41 phút KTX A UIT HCMUS Cửa hàng

Có thể thấy rằng, việc hoạch định tuyến đường theo kinh nghiệm của chủ cửa hàng cần đến 3 nhân công giao hàng, việc này có thể dẫn đến thời gian rỗi của nhân công lớn, không khai thác được năng lực tối đa của họ.

Với việc hoạch định tuyến đường bằng giải thuật tối ưu trên LINGO, ta có kết quả như sau:

Bảng 6.2 Hoạch định tuyến đường bằng giải thuật tối ưu VRP

Xe Tuyến đường Tổng thời gian

1 Cửa hàng 38.2 phút KTX B TTGDQP Cửa hàng 2 Cửa hàng 56.6 phút UIT NĐH KTX A HCMUS Cửa hàng

Kết quả cho thấy, với lời giải tối ưu, số nhân công (số xe) giao hàng cần thiết là 2 xe, cắt giảm được 1 xe so với hoạch định theo kinh nghiệm, cùng với việc khai thác năng lực của mỗi xe tốt hơn.

Tuy nhiên, việc áp dụng giải pháp hoạch định tuyến đường VRP cho các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ thế này chưa thật sự mang lại hiệu quả cao.

6.2 Kết luận

Trong bài báo cáo này, nhóm chúng em đã thực hiện chặt chẽ theo cơ sở lí thuyết đã đưa ra. Bắt đầu từ việc tìm hiểu đối tượng, từ đó xác định vấn đề cần giải quyết tìm ra các nguyên nhân chính cần xử lý. Sau đó, tiến hành áp dụng các mô hình và phần mềm đã học để giải quyết và kiểm tra đánh giá tính hiệu quả. Kết quả đạt được là giảm đáng kể chi phí nguyên liệu và cải tiến việc giao hàng thỏa mãn kỳ vọng của cửa hàng.

Trong thực tế hiện nay, các mô hình kinh doanh nhỏ mang tính đơn lẻ chỉ quan tâm đến doanh số mà không chú trọng để cắt giảm các chi phí sản xuất và vận hành. Nhưng khi muốn mở rộng quy mô hay thiết lập chuỗi cửa hàng thì lượng chi phí này rất đáng kể, vì thế việc thiết lập các hệ thống quản lí các quy trình sản xuất và vận hành một là vô cùng quan trọng giúp cắt giảm một lượng chi phí, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doang nghiệp. Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên phạm vi nghiên cứu chỉ thực hiện với mô hình kinh doanh giả định với quy mô vừa nên lượng chi phí chưa đáng kể, nhóm chúng em mong muốn có thể hoàn thiện hơn đề tài để có tính ứng dụng thực tế cao hơn.

6.3 Kiến nghị

6.3.1 Đối với các nghiên cứu cùng đề tài

Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện với quy mô nhỏ. Hơn nữa, bài toán VRP đang sử dụng giả định thông số vận tốc không đổi và chưa kết hợp với

những ràng buộc về cơ sở hạ tầng thực tế. Kiến nghị đến các nghiên cứu sau này mở rộng quy mô nghiên cứu hơn nữa, giảm các giả định để tăng tính thiết thực cho các mô hình tối ưu.

Còn đối với phần mềm tối ưu, thực hiện giải thuật tối ưu trên những phần mềm lập trình có dung lượng lớn hơn, có thể thay thế LINGO bằng CPLEX. Bên cạnh đó, tiến hành áp dụng một số giải thuật kinh nghiệm khác như: Giải thuật di truyền, giải thuật tối ưu đàn kiến, tìm kiếm vùng cấm, giải thuật leo đồi nhằm quyết định phương pháp tốt nhất.

6.3.2 Đối với môn học

Môn học “Ứng dụng máy tính trong công nghiệp” là một môn học bổ ích, bài giảng khoa học và thật sự cần thiết cho sinh viên trong ngành. Môn học trang bị cho chúng em kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành, liên quan đến các lĩnh vực như Xác suất – Thống kê, Quản lý Sản xuất, Vận trù học… nhằm hỗ trợ ra quyết định quản lý hệ thống. Cảm ơn cô Trần Võ Thảo Hương đã giảng dạy nhiệt tình và chia sẽ các kinh nghiệm bổ ích để chúng em có thể hoàn thành môn học cũng như đề tài này. Nhóm cũng xin đưa ra một số nhận định và kiến nghị với mong muốn có thể phát triển môn học hơn nữa:

− Bổ sung thêm các công cụ giải thuật tối ưu cho môn học như VBA-EXCEL, CPLEX, SQL,… Có thể thay thế phần mềm LINGO bởi vì sự hạn chế của nó bằng các phần mềm nêu trên.

− Cung cấp những dạng bài, mô hình toán mới, đặc trưng của ngành.

Ngoài ra, môn học còn giúp chúng em hoàn thiện hơn kĩ năng làm việc nhóm, cách quản lý công việc hiệu quả, kỹ năng ra quyết định... góp phần xây dựng tư duy hệ thống và định hướng rõ ràng hơn về các chuyên ngành sẽ học sau này. Nhóm hi vọng với những ý kiến trên có thể giúp môn học phát triển hiệu quả và đầy thú vị hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUOI KÌ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOI ưu CHI PHÍ CHO CỬA HÀNG BÁN THỨC ăn (Trang 40 - 43)