Bình luận bản án

Một phần của tài liệu Thuyết trình hợp đồng vay (LDS) (Trang 59 - 63)

Sơ thẩm: yêu cầu ông Bình bà Hạ trả cho ông Thịnh 2.334.850.000đ

Phúc thẩm: không chấp nhận yêu cầu đòi nợ của ông Thịnh đối với vợ chồng ông Bình, công nhận sự tự nguyện của ông Nhân trả cho ông Thịnh số tiền 2.334.850.000đ (tiền gốc + lãi).

Giám đốc thẩm: theo các căn cứ xác định ông Nhân là người trực tiếp nhận tiền của ông Thịnh nhưng vợ chồng ông Bình là người ký hợp đồng vay và đồng ý thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay, nên dù ông Nhân có tự nguyện trả nợ cho ông Thịnh thay cho vợ chồng ông Bình, thì ông Nhân và vợ chồng ông Bình cùng phải có trách nhiệm liên đới trả nợ cho ông Thịnh và cũng không loại trừ nghĩa vụ thế chấp tài sản của vợ chồng ông Bình cho ông Thịnh để đảm bảo cho khoản vay 2.000.000.000đ của ông Nhân. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ buộc vợ chồng ông Bình bà Hạ trả nợ cho ông Thịnh, còn Tòa án cấp phúc thẩm chỉ công nhận sự tự nguyện của ông Nhân trả tiền cho ông Thịnh đều không đúng. Vì vậy, huỷ bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND quận Y xét xử sơ thẩm lại vụ án.

b) Quyết định của toà án

(tiền gốc + lãi)

c) Nhận xét

Nhóm em đồng tình với quyết định giám đốc thẩm.

Mặc dù theo các quy định của pháp luật, ông Bình bà Hạ là bên ký hợp đồng vay và thế chấp tài sản nên ông bà là bên ký hợp đồng vay và thế chấp tài sản nên ông bà

có nghĩa vụ trả lại tiền cho ông Thịnh. Tuy nhiên trên thực tế,

ông Nhân mới là người có nhu cầu vay tiền, ông Nhân đã nhờ vợ chồng ông Bìnhký kết các hợp đồng đó và cũng chính ông Nhân là người trực tiếp nhận tiền và ký kết các hợp đồng đó và cũng chính ông Nhân là người trực tiếp nhận tiền và thanh toán tiền lãi hàng tháng cho ông Thịnh và ông Thịnh cũng đã biết điều này từ trước. Ông Nhân có khả năng và tự nguyện hoàn trả lại tiền cho ông Thịnh. Vì vậy, áp dụng nguyên tắc thiện chí trung thực và lẽ công bằng, ông Bình bà Hạ và ông Nhân liên đới chịu trách nhiệm trả tiền cho ông Thịnh là hợp lý.

c) Liên hệ thực tế

Trong các giao dịch dân sự hiện nay, thuật ngữ “vay hộ” đang trở nên phổ biến. Xuất phát từ tình cảm, sự quen biết từ trước mà nhiều người đã đồng ý “vay hộ” cho người khác trong khi chưa nhận thức được rõ những hệ quả của loại giao dịch này. Áp dụng các quy định của luật dân sự, người đứng ra “vay hộ” chính là một trong các chủ thể xác lập hợp đồng vay vì vậy người đó có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình khi đến kỳ hạn hoặc theo yêu cầu của bên cho vay. Như trong bản án trên, có nhiều người đang hiểu sai bản chất khi cho rằng “vay hộ” chỉ là một hành vi trung gian, là cầu nối giữa bên vay và bên cho vay, từ đó xảy ra rất nhiều trường hợp, người nhờ vay hộ bỏ trốn, lẩn tránh trách nhiệm khiến người “vay hộ” phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trả tiền. Vì vậy, khi thực hiện giao dịch, người “vay hộ” cần nêu rõ vai trò của mình, xác định rõ trong hợp đồng chủ thể có trách nhiệm trả tiền để tránh những rủi ro không đáng có.

Thank you foryour listening your listening

Một phần của tài liệu Thuyết trình hợp đồng vay (LDS) (Trang 59 - 63)