- Nguyên nhân khách quan:
Phần kết luận
Đất đai là của tự nhiên trao cho con người, là một trong những tài nguyên vô vùng quý gía được hình thành và tồn tại trước khi có lao động của con người, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cội nguồn của tất cả các cội nguồn của con người, nó là điều kiện sống của động thực vật và sự sống của con người. Các Mác viết: “ Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai tự mình hoạt động như một tư liệu sản xuất, còn trong công nghiệp đất là tư liệu lao động chung. Vì rằng đất đai tạo ra cho công nghiệp chổ đứng và tạo ra cho quá trình sản suất của họ một phạm vi hoạt động”.
Như vậy, đất đai là vốn của tự nhiên, nó là môi trường sinh thái để từ đó con người trực tiếp tác động lên tạo ra cái ăn, ở và đi lại, lập ra các khu dân cư, các vùng kinh tế, tạo nên thị trường cho việc giao lưu hàng hóa làm cho con người xích lại gần nhau. Nó là nơi con người sản xuất của cải vật chất để duy trì sự sống phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người như: Lao động sản xuất, học tập rèn luyện, vui chơi giải trí, nuôi dưỡng tình cảm, hoạt động chính trị xã hội v.v...
Cùng với xu thế phát triển kinh tế đất nước hòa nhập kinh tế thế giới thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đô thị hóa ở nông thôn đã tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng từ nông nghiệp chuyển sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, nhiều khu đất được xây dựng thành khu tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp dịch vụ ra đời, có nhiều người từ địa phương khác chuyển đến nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giá trị đất tăng rất cao làm nảy sinh việc tranh chấp đất đai.
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua đã được các cấp uỷ Đảng đặc biệt quan tâm. Từ đó, đã lãnh đạo,
chỉ đạo quán triệt tốt các chỉ thị, qui định của Đảng và nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nghị định của Chính phủ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã cụ thể hoá bằng Chỉ thị 03 về tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, ban hành Qui chế phối hợp để giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đảng viên; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch và quyết định thành lập các tổ công tác để thẩm tra, xác minh, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền; đồng thời kiểm tra việc chấp hành các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh đã có hiệu lực pháp luật. Do triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị định trên nên toàn tỉnh đã giải quyết được số lượng lớn đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng.
Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp, do nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xem xét đơn thư tranh chấp đất đai của công dân nên luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về lĩnh vực này. Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra việc giải quyết các vụ việc tồn đọng hoặc những vụ khiếu nại phức tạp để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Từ đó góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố được lòng tin của nhân dân.
Tranh chấp đất đai của công dân là một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ lợi ích do mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân; tranh chấp giữa công dân với công dân mà cơ quan Nhà nước phải tham gia vào quá trình giải quyết. Do đó, việc giải quyết khiếu kiện của nhân dân vừa là bức xúc vừa là lâu dài, là vấn đề nhạy cảm, việc xử lý không chỉ thuần tuý về quyền lợi, về kinh tế, mà nó gắn chặt với công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, liên quan đến an ninh và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, giải quyết phải chặt chẽ, linh hoạt, vừa phải đảm bảo dân chủ, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, lợi ích Nhà nước, nhưng phải giữ nghiêm kỷ cương phép nước, không để kẻ xấu lợi dụng thành vấn đề chính trị phức tạp. Đây là vấn đề mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc
biệt quan tâm, nhằm góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước./.