Trong quá trình thực tập tại trang trại em đã tham gia tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt để mang lại hiệu quả cao, chất lượng cao nhất. Kết quả em đã trực tiếp theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng lợn trong 4 tháng tại cơ sở được tổng hợp dưới bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn thịt chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 4 tháng thực tập Tháng Tổng số lợn Lợn cái Lợn đực Số lượng (con) Số lượng (con) 2 421 207 214 3 418 205 213 4 415 203 212 5 415 203 212
Qua bảng 4.2 cho thấy trong thời gian 4 tháng em thực tập tại trại đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt bắt đầu từ tháng 2 năm 2021 đến hết tháng 5 năm 2021 với tổng số lợn được theo dõi là 421 con. Trong đó tỷ lệ lợn cái ít hơn so với lợn đực (trong thời gian từ 10/12/2020 đến 28/1/2021 em thực tập tại hiệu thuốc thú y Phan Thị Thúy nên 1/2 em xuống trại lợn và tham nuôi dưỡng đàn lợn thịt của trại).
4.2.2. Kết quả tỷ lệ nuôi sống đàn lợn thịt thương phẩm tại trại
Cùng với việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn qua các tháng tuổi để biết được chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc có phù hợp. Tổng đàn lợn là 430 con (số liệu từ chủ trại tháng 1 là 430 con) thuộc dòng lợn thịt 3 máu lai giữa các giống: Yorskshire, Landrace, Duroc. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn được trình bày tại bảng 4.3 là kết quả mà em lấy số liệu tháng tuổi đầu tiên từ cán bộ kỹ thuật trại, còn em trực tiếp theo dõi chăm sóc ở 4 tháng tiếp theo từ tháng 2 đến tháng 5.
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi
Tháng tuổi Số lợn theo dõi (con) Số lợn còn sống (con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 1 430 421 97,90 2 421 418 99,29 3 418 415 99,28 4 415 415 100 5 415 415 100 Tính chung 430 415 96,51
Qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn đạt mức cao ở tất cả các tháng tuổi, trung bình 96,51%, lý do tỷ lệ trung bình thấp hơn các tháng vì tổng trung bình số lợn còn sống thấp hơn so với các tháng. Để đạt được kết quả này là do đảm bảo thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại, góp phần nâng cao sức khỏe của lợn và tỷ lệ nuôi sống.
4.3. Kết quả vệ sinh phòng bệnh cho lợn
4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh trong chăn nuôi là một trong các khâu quyết định tới sự thành bại của chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Kết quả thực hiện vệ sinh chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi STT Công việc Lần/ tuần Số tuần Theo kế hoạch (lần) Kết quả thực hiện (lần) So với kế hoạch (%) 1 Quét mạng nhện 1 16 16 16 100
2 Vệ sinh kho thức ăn 1 16 16 16 100
3 Phun thuốc sát trùng 2 16 30 30 100
4 Quét dọn xung quanh
chuồng trại 1 16 16 14 87,50
5 Rắc vôi bột xung quanh
chuồng và cổng 1 16 16 16 100
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, công tác vệ sinh chăn nuôi được thực hiện nghiêm theo đúng quy trình, khối lượng công việc thực hiện đều đạt từ 87,50% kế hoạch trở lên, đặc biệt công tác rắc vôi bột xung quanh chuồng và quét mạng nhện, phun thuốc sát trùng, vệ sinh kho thức ăn đều đạt 100%. Do làm tốt công tác vệ sinh chăn nuôi, nến suốt quá trình nuôi dưỡng không xảy ra bệnh dịch, sức khỏe của lợn được đảm bảo tốt, góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống.
4.3.2. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn đàn lợn thịt tại trại, kết quả và được thống kê ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại Loại vắc xin Số lượng (con) Tuần tuổi
Kết quả (an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) APP 421 4 421 100 Dịch tả 421 5 421 100 Thương hàn, Tụ huyết trùng 419 7 419 100
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã tham gia tiêm 4 loại vắc xin phòng bệnh sưng phù đầu (APP), dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn. Cụ thể là đã tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sưng phù đầu cho 421 lợn và tiêm phòng vắc xin dịch tả cho 421 lợn; vắc xin tụ huyết trùng, thương hàn cho 419 lợn thịt, 100% lợn được tiêm phòng 4 loại vắc xin trên đều an toàn.
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn tại trại
4.4.1. Tình hình cảm nhiễm bệnh ở đàn lợn tại trại
Trong thời gian thực tập, em đã cùng với chủ Trại đồng thời là quản lý theo dõi, phát hiện và chẩn đoán lợn mắc bệnh. Qua quá trình chẩn đoán, em cùng trại xác định lợn ở Trại chỉ mắc 3 bệnh chủ yếu, đó là bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp, kết quả chẩn đoán được thể hiện tại bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tình hình cảm nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt tại trại Tên bệnh Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Tiêu chảy 421 65 15,44 Viêm phổi 415 45 10,84 Viêm khớp 415 18 4,33
Số liệu bảng 4.6 cho thấy, lợn mắc bệnh tiêu chảy chủ yếu xảy ra vào tháng thứ 2 chiếm tỷ lệ 15,44%, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng bởi thời tiết thay đổi đột ngột, nóng quá, lạnh quá làm ảnh hưởng đến lợn con, hệ thống chuồng hở nên khi mưa đã bị hắt vào nhiều ô chuồng làm ướt nền chuồng và do quá trình chuyển đổi thức ăn những tháng tiếp theo do sức đề kháng cao nên lợn không mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh viêm phổi chiếm 10,84% lợn thường mắc ở giai đoạn 4 đến 5 tháng tuổi, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết, tiểu khí hậu chuồng nuôi khiến lợn mắc bệnh. Bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,33%.
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại
Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, em cùng với chủ Trại đưa ra các phác đồ điều trị và trực tiếp điều trị bệnh. Cụ thể, phác đồ điều trị bệnh được trình bày tại bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt tại trại
Loại bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Tiêu chảy 65 60 92,30 Viêm phổi 45 38 84,44 Viêm khớp 18 18 100
Số liệu bảng 4.7 cho thấy, kết quả điều trị lợn mắc bệnh tiêu chảy ở trại chiếm tỷ lệ cao 92,30% do xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh. Tiếp đến là bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ khỏi 84,44% và bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ khỏi là 100%. Đối với những con bị viêm phổi, tiêu chảy điều trị không khỏi thì Trại xử lý như sau: với lợn chết tiến hành chôn cách xa chuồng trại nhà ở 30m, hố được đào sâu từ 1,5 - 2m. Sau đó rắc vôi xuống hố rồi thả lợn xuống sau đó rắc thêm lớp vôi lên lấp đất kín chặt và phun sát trùng toàn bộ chuồng trại, cổng.
4.4.3. Kết quả thực hiện công tác thú y khác tại trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm
Bên cạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, trong quá trình 6 tháng thực tập em còn trực tiếp tham gia vào một số thao tác trên đàn lợn thịt. Kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác thú y khác tại trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm
STT Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả an toàn đạt/con Tỷ lệ (%) 1 Mổ hecni 5 5 100 2 Tẩy ký sinh trùng 430 430 100
Kết quả thực hiện một số công tác thú y khác tại trang trại đều đạt kết quả 100% công việc được giao. Qua đây, em được rèn luyện tay nghề, thực hiện được thành thạo các thao tác, yêu cầu và ý nghĩa của từng công việc cụ thể như: mổ hecni rốn, biết cách nối ruột, sát trùng xử lý vết thương.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 4 tháng thực tập tại trại chăn nuôi Nguyễn Thị Thắm xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, em rút ra một số kết luận sau:
Trại có quy mô đàn lợn ổn định và phù hợp với cơ sở vật chất,hệ thống các công trình phục vụ và trang thiết bị khá đồng bộ đáp ứng mô hình chăn nuôi công nghiệp.
Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Trại tư nhân. Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng đạt 96,51%.
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng,công tác vệ sinh chăn nuôi và phòng bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật: 100% lợn được tiêm phòng bệnh APP; dịch tả; tụ huyết trùng; thương hàn, kết quả tiêm phòng bệnh đảm bảo an toàn 100%; không để xảy ra dịch bệnh trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Tỷ lệ lợn mắc bệnh thấp, bệnh tiêu chảy 15,44%, viêm phổi 10,84% và bệnh viêm khớp 4,33%.
Sử dụng phác đồ điều trị của Trại cho kết quả điều trị khỏi bệnh rất cao: 92,30% lợn khỏi bệnh tiêu chảy, 84,44% lợn khỏi bệnh viêm phổi và 100% lợn khỏi bệnh viêm khớp.
5.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại trại em có một số đề nghị như sau:
Về công tác vệ sinh thú y: xây dựng riêng khu cách ly xa hơn với hiện tại để giảm sự tiếp xúc và khuếch tán mầm bệnh cho đàn lợn khỏe.
Về công tác phòng bệnh: Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch đảm bảo đàn lợn luôn an toàn.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng, trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi đang hoành hành.
Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho sinh viên khóa sau về các trại thực tập để nâng cao tay nghề, có kiến thức tốt hơn về chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn
Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI số 2, Hội Thú y Việt Nam.
2. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65
3. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
4. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
5. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 19(7), tr.71 - 76.
6. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
7. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.
8. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 2/2012, tr.30.
9. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr.5, 64.
10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy (2016) Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông nghiệp.
11. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trức (1977), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hê ̣vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập IV (số1), tr.15 - 22.
13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp ̣, tr.11 - 58.
14. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn Salmonella
gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XIV, (số 2/2006).
15. Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viên Thú Y Quốc Gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, Luận vănThạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
17. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli
và Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và Phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327
18. Bùi Tiến Văn (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ thú y, Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
II.Tài liệu tiếng Anh
19. Anton A. C. J., Peter L.W. L., Anton J. G. G., Paul K. S. (1994)
Identification, furification, and characterizaytion of a thiol-activated hemolysin (suilysin) of Infection and Immunity, pp. 1742 - 1748.
20. Bergenland H.U., Fairbrother J.N., Nielsen N.O., Pohlenz J.F. (1992),
Escherichia coli infection diseases of Swine, Iowa stale University press/AMES, IOWA U.S.A 7th Edition, pp. 487 - 488.
21. Glawischning E, Bacher H. (1992), “The efficacy of costat on E. coli
infected weaning pigs”, 12th IPVS congress, August 17 - 22; 182.
22. Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swine herds by means by means of antibody assay on colotrum from sow,
Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki.
23. Kielstein P. (1966), On the occurrencer of toxi producing PasteurellamultocidaStrains atrophic rhinitis and in pneumoniae of swine and cattle jvet med, pp. 418 – 424
24. Kishima M, Uchida I, Namimatsu, Tanaka K (2008), Nationwide Surveillance of Salmonella in the Faceces of Pig in Japan, Zoonoses Public Health. 2008 Apr; 55(3), p.139 – 44
25. Rosenbach Standford S. E., Higgins S. (1984), Streptococal disesae, 7th edition 1992, Edited by Leman A. P., Iowa state University press Ame 26. Smith H.W., Halls S. (1967) “Observations by the ligated segment andoral
inocunation methods on Escherichia coli infactions in pigs, calves, lambs and rabbits”, pp 499–529.
27. Sokol A., Mikula I., Sova C.(1981), Neonatal coli - infecielaboratoriana diagnostina a prevencia UOLV – Kosice.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Hình 1: Hình ảnh cào phân lợn Hình 2: Hình ảnh phun sát trùng
Hình 4: Hình ảnh lợn bị tiêu chảy Hình 5: Lợn bị viêm phổi