Kết luận và kiến nghị 1 Kết

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục xây DỰNG PHONG CÁCH LÃNH đạo của HIỆU TRƯỞNG tại TRƯỜNG TRUNG học cơ sở tân ân HUYỆN cần đước TỈNH LONG AN, năm học 2021 2022 (Trang 31 - 36)

kiến nghị. 4.1 Kết

luận

Sự thành công của một tập thể sư phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tuy nhiên yếu tố mang tính quyết định chính là người Hiệu trưởng biết cách vận dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với môi trường mà mình quản lý. Chính vì vậy một phong cách lãnh đạo tốt, hiệu quả chính là kết quả của sự tác động biện chứng giữa con người và môi trường lãnh đạo.

Việc xây dựng thành công phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng sẽ là nền tảng vững chắc để hình thành một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở; từ đó sẽ xây dựng nên tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh; các thành viên có điều kiện để phát huy tối đa năng lực, sở trường, trình độ của bản thân, góp phần nang cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Hiệu trưởng với phong cách lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, khéo léo; biết động viên, khen thưởng đúng lúc, kịp thời; giải quyết các vấn đề một cách dân chủ, công bằng,

khách quan; luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của tập thể sẽ có được sự tin tưởng, tôn trọng củ cấp dưới. Từ đó, công tác lãnh đạo của Hiệu trưởng sẽ đạt được thành công, nhà trường sẽ phát triển.

Chính vì vậy, Hiệu trưởng cần phải lấy phong cách lãnh đạo dân chủ làm nền tảng để xây dựng và phát triển nhà trường. Bên cạnh đó cũng cần phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phong cách còn lại nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý, đưa tập thể sư phạm ngày càng phát triển cao, phù hợp với yêu c ầu của Ngành và của địa phương.

4.2 Kiến nghị

4.2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Đước

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT cần có những tham mưu về việc thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý, phong cách và kỹ năng lãnh đạo cho Hiệu trưởng.

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý các trường được tham quan học tập kinh nghiệm từ các trường bạn ở các tỉnh, thành phố khác.

4.2.2. Đối với Chính quyền địa phương

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo điều kiện cho GV hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phối hợp hiệu quả với Hội CMHS và nhà trường trong các hoạt động nhằm thực hiện tốt các kế hoạch về công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương.

Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để từng bước kiên cố hoá trường học, hỗ trợ về cơ sở vật chất nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay./.

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; 2. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

3. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm. 4. Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Tài liệu “Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường trung

học phổ thông”.

5. Nguyễn Hữu Lam ( 1997), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Kiên Trường và nhóm tác giả (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý

nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia.

7. Trường THCS Tân Ân, Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Tân Ân giai

đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

8. Trang Thông tin điện tử của Bộ Giáo dục, trang thư viên số của trường CBQLGD TP Hồ Chí Minh; trang giáo án điện tử Violet.vn.

1 PCLĐ2 THCS 2 THCS 3 HT 4 PHT 5 CB 6 QL 7 GV 8 NV 9 UBND 10 CSVS 11 HĐND 12 GD-ĐT 13 BGH

22

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục xây DỰNG PHONG CÁCH LÃNH đạo của HIỆU TRƯỞNG tại TRƯỜNG TRUNG học cơ sở tân ân HUYỆN cần đước TỈNH LONG AN, năm học 2021 2022 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w