THIẾT KẾ MỨC HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn học PHẦN THIẾT kế và PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài thiết kế concept cho sản phẩm khoan điện cầm tay (Trang 43 - 46)

6.1 Khởi tạo sơ đồ các module của concept

Bước đầu trong việc thiết kế mức hệ thống là cần khởi tạo sơ đồ chức năng của sản phẩm. Nhóm thiết kế sẽ liệt kê hết tất cả các chức năng của concept khoan điện cầm tay. Tương tác giữa các chức năng được biểu diễn qua một sơ đồ các khối bằng các dòng vật liệu, năng lượng và tín hiệu.

Hình . Sơ đồ các chức năng của concept khoan điện cầm tay

6.2 Xây dựng các khối chức năng của concept

Sau khi liệt kê được các chức năng, nhóm thiết kế sẽ nhóm các chức năng có thể nhóm lại với nhau để tạo thành các khối chức năng. Mỗi nhóm chức năng

33

được đảm nhận bởi một cụm chi tiết tương thích về mặt hình học với nhau để có thể dễ dàng sắp xếp sát nhau, phục vụ cho bước tiếp theo.

34

Hình . Sơ đồ các khối chức năng của concept khoan điện cầm tay

6.3 Xây dựng các lớp hình học thô

Đây là một bước quan trọng trong việc thiết kế lớp sản phẩm. Từ các khối chức năng tổng hợp được, nhóm thiết kế sẽ tiến hành bố trí hình học cho sản phẩm khoan điện cầm tay bằng việc xây dựng một bản phác thảo biểu thị rõ vị trí hình học tương đối giữa các khối trong sản phẩm sao cho sản phẩm có thể hoạt động một cách thuận tiện nhất có thể.

Hình . Bố trí hình học thô cho concept khoan điện cầm tay

35

6.4 Xác định các tương tác

Để làm rõ cơ chế hoạt động của sản phẩm và đồng thời có thể phát hiện kịp thời sự cố để có thể khắc phục, nhóm thiết kế cần xác định các tương tác có thể giữa các nhóm chi tiết (module) của sản phẩm. Nhưng tương tác có khả năng gây ảnh hưởng tới hoạt động của sản phẩm sẽ được xem xét khắc phục kịp thời. Các tương tác giữa các module được thể hiện qua một sơ đồ (hình 6.4).

Hình . Tương tác giữa các nhóm chi tiết

36

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn học PHẦN THIẾT kế và PHÁT TRIỂN sản PHẨM đề tài thiết kế concept cho sản phẩm khoan điện cầm tay (Trang 43 - 46)