4.1. Kết luận:
Tóm lại, việc xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng tại trường THCS Mỹ An là một chuỗi các công việc khoa học vô cùng quan trọng và cần thiết của người quản lý vì nếu nhà quản lý sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với tình huống quản lý cụ thể, phù hợp đặc điểm tâm lý của giáo viên - nhân viên và trình độ phát triển của tập thể sẽ góp phần làm cho nhà trường phát triển hơn. Muốn làm được điều đó, người quản lý cần thực hiện những công việc như: - Nghiên cứu lại các vấn đề lí luận về phong cách lãnh đạo để hiểu sâu hơn, nắm vững hơn các ưu điểm, hạn chế và phạm vi áp dụng của từng phong cách lãnh đạo nhằm vận dụng đạt hiệu quả hơn. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để biết được những thành công và thất bại trong công tác quản lý nhà trường THCS hiện nay.
- Để nhà quản lý có cơ sở chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với đơn vị bắt buộc nhà quản lý phải hiểu được hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý, tâm tư nguyện vọng cũng như trình độ chuyên môn, tay nghề của giáo viên, nhân viên. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gần gũi và đối xử công bằng trong nhà trường.
- Việc vận dụng các phong cách lãnh đạo vào từng tình hình cụ thể, từng giáo viên cũng không thể thiếu được của nhà quản lý khi đã nắm vững các cơ sở lý luận thì mới giải quyết được những vấn đề phát sinh trong công việc.
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy công tác xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng là việc làm rất có ý nghĩa, nó giúp chúng ta đề ra được các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục thực trạng, làm thay đổi nhận thức và hành vi trong việc sử dụng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng, giúp năng lực quản lí của bản thân được nâng lên, góp phần xây dựng nhà trường ngày một phát triển đi lên.
- Để làm tốt vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng đòi hỏi phải có sự thống nhất hành động trong Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên cốt cán. Tùy theo tình
huống, công việc và đối tượng mà Hiệu trưởng sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp. Từ đó sẽ tạo được lòng tin, sự đồng thuận cao của tập thể sư phạm sẽ giúp nhà trường ngày càng phát triển hơn.
4.2. Kiến nghị:
* Đối với với Sở giáo dục:
- Cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, về phẩm chất đạo đức, chính trị.
- Cần mở các lớp bồi dưỡng theo định kỳ, có đánh giá về phong cách lãnh đạo, tập huấn công tác quản lý cho Hiệu trưởng.
- Nên có kế hoạch tổ chức cho cán bộ quản lý còn trẻ được đi tham quan học hỏi, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm ở các trường đạt chuẩn quốc gia mức 1,2 và tiên tiến, chất lượng cao của các tỉnh và các nước trong khu vực.
* Đối với Phòng giáo dục:
- Phân công những Hiệu trưởng có kinh nghiêm hỗ trợ những Hiểu trưởng mới được bổ nhiệm.
- Sinh hoạt chuyên đề chia sẽ kinh nghiệm về phong cách lãnh đạo theo cụm trường.
- Có kế hoạch kiểm tra đột xuất các trường để kịp thời chấn chỉnh những Hiệu trưởng có dấu hiệu sai phạm.
- Phối hợp với các trường làm tốt công tác dự nguồn và sắp xếp cho Cán bộ quản lý dự nguồn được tham gia lớp bồi chính trị hành chính và Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trước khi được bổ nhiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chuyên đề 19: Phong cách lãnh đạo – Trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh;
- Thông tư số 32/2020/TT-BGD ĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thông tư số 14/2018/TT-BGD ĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
-Tiểu luận xây dựng Phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng trong những khóa học trước.
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINHPHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
Họ và tên học viên: Võ Minh Truyền
Lớp Bồi dưỡng CBQL: Trường Trung hoc Long An 2021 Khoá: K2021
Tên đề tài: Xây dựng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng tại Trường THCS Mỹ
An huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm học 2021-2022.
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬNNhận xét Nhận xét 1-Nhận xét và đánh giá về lý do chọn đề tài (tối đa 1.0 điểm) 2-Nhận xét và đánh giá về phần phân tích tình hình thực tế (tối đa 4.0 điểm) 3-Nhận xét và đánh giá về phần kế hoạch hành động (tối đa 3.5 điểm) 4-Nhận xét và đánh giá về phần kết luận và kiến nghị (tối đa 1.0 điểm) 5-Nhận xét và đánh giá về hình thức trình bày
(tối đa 0.5 điểm)
Nhận xét và đánh giá chung (điểm số, chữ)
Điểm
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021