Triển vọng quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề đàm PHÁN KINH tế QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa đàm PHÁN KINH tế QUỐC tế của MADAGASCAR (Trang 40 - 42)

5. Bố cục của nghiên cưu

3.1.1 Triển vọng quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước

Việt Nam và Madagasca đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972 và từ đó đến nay, quan hệ hợp tác hai nước không ngừng được củng cố, đặc biệt với việc khánh thànhtượng đài Bác Hồ tại thủ đô ăng-ta-na-na-ri-vô tháng 3/2003 và các chuyến viếng thăm của các vị lanh đạo hai nước.

37 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của mỗi nước. Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 16, chiều 25/11 theo giờ địa phương (theo giờ Hà Nội), lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã diễn ra tại Phủ Tổng thống Madagascar. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Madagascar Hery Rajaonarimampianina và chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác thương mại gạo giữa Việt Nam và Madagascar.

Hình 3.1: Cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Madagascar (Nguồn: Việt Cường/ VOV)

Tại hội đàm,Việt Nam bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Madagascar trên các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và Madagascar có nhu cầu, nhất là về nông nghiệp, thương mại và đầu tư và đề nghị hai bên sớm ký kết các Hiệp định quan trọng như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư... Qua đó tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác, kinh doanh, đầu tư giữa hai nước.

Đồng thời đề nghị Madagascar tạo điều kiện để Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel của Việt Nam vào đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông tại Madagascar.

38 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề đàm PHÁN KINH tế QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa đàm PHÁN KINH tế QUỐC tế của MADAGASCAR (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w