Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu ĐỀ án CHUYÊN NGÀNH KINH tế QUỐC tế đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào hải PHÒNG (Trang 34 - 36)

Thứ nhất, Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững. Thu hút các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, giữ vai trò dẫn dắt, có sức lan tỏa đầu tư vào thành phố. Chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế và yêu cầu phát triển bền vững. Hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đối với doanh nghiệp do thành phố quản lý. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử và nâng cao chất lượng công vụ, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp

Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại

Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn (ô tô, chế tạo máy, điện tử tin học và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao). Huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao.

Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm cảng biển, dịch vụ logistics trọng điểm quốc gia và quốc tế. Cùng với việc xây dựng tiếp bến số 3, số 4 của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ tập trung kết nối hạ tầng logistics của Hải Phòng với các quốc gia về cả đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại lớn, đồng thời với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường xuất khẩu, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

Thứ ba, Xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới chuyển dịch đến Việt Nam mà Hải Phòng là địa phương có nhiều lợi thế.

Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Xây dựng, thực hiện có hiệu quả phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và loại đất trong quy hoạch thành phố. Kiên quyết thu hồi đất dự án đã được giao nhưng không thực

hiện đầu tư theo quy định. Tăng cường việc quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ chất thải công nghiệp, đô thị, nông thôn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về việc bảo vệ môi trường.

Thứ năm, xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo, y tế của vùng Duyên hải Bắc bộ; trọng điểm phát triển khoa học và công nghệ biển của cả nước. Thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố.

Thứ sáu, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền. cán bộ thành phố cần có sự nhất quán trong quan điểm, nhận thức về FDI cũng như xây dựng các quy hoạch chi tiết, rõ ràng để làm cơ sở thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng.

Một phần của tài liệu ĐỀ án CHUYÊN NGÀNH KINH tế QUỐC tế đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào hải PHÒNG (Trang 34 - 36)