1. Tổng quan cơ sở lý thuyết:
2.5. Nguyên nhân dẫn đến sai lệch kết quả đo (sai lệch trong giới hạn cho phép):
cho phép):
Nguyên nhân chủ quan: Do thao tác đọc kết quả đo trên nhiệt kế tại thời điểm bắt đầu xuất hiện vẩn đục là chưa chính xác; nhiệt độ mẫu bị biến động do thao tác lấy mẫu ra khỏi bể để quan sát được tiến hành quá lâu (mẫu tiếp xúc với môi trường gây tăng nhiệt độ).
Nguyên nhân khách quan: Do tiến hành đặt mẫu thử vào bể làm lạnh khi nhiệt độ bể chưaổn định; do nhiệt kế sử dụng đo nhiệt độ chưa chính xác.
2.6. Giải thích và chứng minh các hiện tượng:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5689:2018 Nhiên liệu Điêzen (DO) – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, không có tiêu chuẩn quy định về nhiệt độ vẩn đục. Tuy nhiên, TCVN 5689:2018, có quy định về điểm chảy (điểm đông đặc) của nhiên liệu điêzen tại mục 7 cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Mức chất lượng
Phương pháp TT Tên chỉ tiêu
2 3 4 5 thử
Điểm chảy
(điểm đông đặc) TCVN 3753 (ASTM D97) 8 -Mùa hè +12 +12 +12 +12 ASTM D 5950
-Mùa đông +3 +3 +3 +3 ASTM D 6749
Bảng 7: Tiêu chuẩn về điểm chảy của nhiên liệu điêzen (DO) [2]
Tuy không có quy định cụ thể về điểm vẩn đục, nhưng ta vẫn dễ dàng biết được rằng quá trình vẩn đục xảy ra trước so với quá trình đông đặc khi ta tiến hành hạ nhiệt độ của mẫu 4 thử. Do đó, nhiệt độ vẫn đục luôn cao hơn nhiệt độ đông đặc tại một điều kiện xác định.
Theo kết quả thí nghiệm, nhiệt độ vẩn đục thực nghiệm của nhiên liệu điêzen xác định được là 9oC, Nếu so với nhiệt độ động đặc trong TCVN 5689:2018 (khoảng từ 3 - 12oC) là hoàn toàn phù hợp.
Ở các nước có thời tiết khắc nghiệt thường xuyên như khu vực Châu Âu và đối với Việt Nam tại khu vực miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp làm cho các nhiên liệu có hiện tượng chuyển sang dạng gel, nếu thấp hơn sẽ sang trạng thái đóng băng. Do đó, các nhà sản xuất động cơ có thể trang bị thêm các thiết bị ngăn tình trạng trên như làm ấm khối động cơ, làm ấm ác - quy, làm ấm bể chứa nhiên liệu,.v.v. Đồng thời nhiên liệu có thể được bổ sung các chất phụ gia chống đông đặc (làm giảm nhiệt độ đông đặc của nhiên liệu).
RÚT KẾT KINH NGHIỆM
Sau khi làm thí nghiệm chuyên ngành với sự hướng dẫn của cô Hải, em rút ra được rất nhiều kinh nghiệm về kiến thức cũng như tác phong, nội quy khi tham gia thực hiện thí nghiệm. Ở bộ môn thí nghiệm đòi hỏi sinh viên phải nghiêm túc thực hiện thí nghiệm, an toàn trong phòng thí nghiệm được đặt lên hàng đầu, trước khi đến lớp phải có sự tìm hiểu bài thí nghiệm trước cũng như đọc và hiểu các bước để tiến hành thí nghiệm tránh để xảy ra sai sót.
Hầu hết các máy cũng như dụng cụ thí nghiệm đều rất đơn giản và dễ sử dụng tuy nhiên có một số máy cần nhập số hay nguồn dữ liệu thì em thực sự không nhớ được. Mỗi bài đều giúp cho sinh viên hiểu thêm về các tính chất đặc trưng trong dầu thô, diesel, hay các chất hóa học khác…
Sau khi làm bài báo cáo thì em có thêm được kinh nghiệm trong việc viết báo cáo và có thể hiểu sâu hơn về từng bài khi tiến hành từng bước, tính toán, rút ra nhận xét và tìm được điểm sai sót của kết quả so với lí thuyết.
Em xin chân thành cảm ơn cô Hải vì đã giảng dạy học phần thí nghiệm chuyên ngành 1 này, giúp em có thêm kiến thức, hiểu hơn về các thiết bị cũng như tính chất hóa học của từng chất mà ta tiến hành thí nghiêm .