Với đề tài này việc nghiên cứu phải tiến hành ở nhiều trường Tiểu học với nhiều lớp khác nhau, nhưng vì điều kiện hạn chế tôi chỉ nghiên cứu đề tài này ở một khía cạnh nhỏ: Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học nơi tôi công tác năm học 2018-2019.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ LÍ LUẬN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Bởi vậy, nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc Tiểu học.
- Dạy tốt phân môn Tập đọc còn tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các phân môn khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác.Nhưng năng lực này không phải tự nhiên mà có.Năng lực này phải từng bướchình thành và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
- Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành những năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Cụ thể:
+ Đọc đúng, đọc nhanh là đọc lưu loát, trôi chảy. + Đọc có ý thức là đọc thông, hiểu được nội dung.
+ Đọc diễn cảm là ngắt, nghỉ hợp lí, giọng đọc phù hợp với từng nội dung, câu đọc, bài đọc, thể hiện nội tâm trong từng lời nói nhân vật hay nội tâm toàn bộ bài đọc. Các kĩ năng đọc tác động tích cực qua lại lẫn nhau vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ yếu tố nào.
- Phân môn tập đọc còn hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và cuộc sống.
- Ngoài ra, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:
+ Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.