Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ nước trong khoảng 100-190oC trên hiệu suất chiết SWE được thực hiện. Hiệu suất chiết quercetin tăng lên khi nhiệt độ tăng đến 165oC ở áp suất 90-131 bar và giảm xuống khi nhiệt độ tăng trên 165oC. Kết quả này tương tự kết quả của Kubatova et al. (2001) [12].
Hình 2.7. Ảnh hưởng nhiệt độ lên phương pháp chiết quercetin bằng SWE cho các lần
chiết với thời gian 10 phút (A) và 15 phút (B). Mỗi thí nghiệm được thực hiện 3 lần, điểm dữ liệu thể hiện dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Mặc dù nhiệt độ tăng làm hiệu suất chiết tăng nhưng một số dung môi khi chiết bằng SWE cho thấy sự giảm đáng kể hiệu suất chiết khi nhiệt độ tăng trên 150oC, có thể do sự phân huỷ các chất bởi nhiệt. Những kết quả này chỉ ra rằng hiệu quả chiết bằng SWE chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Ở nhiệt độ cao hơn thì độ tan của quercetin cao hơn. Hơn nữa, lượng quercetin chiết được là cao nhất (16,29 ± 0,75 mg/g vỏ củ hành) tại nhiệt độ 165oC, nhiệt độ này ảnh hưởng đến phản ứng thuỷ phân quercetin do hằng số ion hoá của nước tăng. Các kết quả thu được cho thấy tại nhiệt độ từ 150-170oC cho hiệu suất chiết quercetin cao nhất.
Trong thời gian gần đây, CO2 siêu tới hạn được ứng dụng để chiết xuất nhiều hợp chất khác nhau thay thế dung môi hữu cơ [18]. Tuy nhiên, phương pháp chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn thường đắc tiền và đòi hỏi thiết bị phức tạp. Trong phương pháp chiết quercetin thì yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo các điều kiện không quá khắc nghiệt để tránh bị phân huỷ.