Phanh dải đơn; b Phanh dải hai chiều; c Phanh dải tuỳ động.

Một phần của tài liệu Giáo trình - Cơ khí nông nghiệp - chương 2 pptx (Trang 26 - 30)

3.2.2.2. Phanh guốc

Cấu tạo của phanh gồm trống phanh lắp cứng với bán trục hoặc bánh xe, mặt trong của trống phanh được gia công nhẵn để làm bề mặt làm việc, trong quá trình làm việc trống phanh quay đồng bộ với bánh xe. Bên trong trống có giá đỡ cố định, trên giá đỡ lắp các guốc phanh. Guốc phanh gồm phần xương được làm bằng kim loại chớp kim nhôm hoặc thép). Guốc phanh một đầu được lắp khớp bản lề với giá đỡ, phía trong của guốc có lắp lò xo, lò xo luôn có xu hướng kẻo các guốc phanh vào phía trong đầu còn lại của guốc phanh tựa trên mấu cam điều khiển (phanh cơ), tựa trên các piston đối với phanh dầu hoặc phanh hơi. Khi cần phanh ta tác động vào bàn đạp để điều khiển cam, khi cam bị xoay sẽ tác động vào đầu của guốc phanh đẩy guốc phanh ra phía ngoài, guốc tỳ vào trống phanh tạo nên mômen ma sát cản nên trống phanh sẽ quay chậm lại. Với phanh dầu hoặc phanh

hơi khi tác động vào bàn đạp phanh thì dầu, hơi được bơm đến xilanh phanh qua piston đẩy guốc phanh ra ngoài.

Hình 2.22. Sơ đồ cấu tạo các loại phanh được

a,b. Phanh guốc dạng cam bơi và cam đơn giản; c,d. Phanh guốc điều khiển bằng xilanh thuỷ lực.

3.2.2.3. Phanh đĩa

Phanh đĩa sử dụng trên mô, máy kéo bao gồm 2 loại phanh 1.đĩa và phanh nhiều đĩa. Với loại phanh một địa bộ phận chủ động là đĩa phanh được gia công bằng kim loại, địa phanh lắp cứng với bán trục hoặc bánh xe chủ động trong quá trình làm việc đĩa phanh quay đồng bộ với bánh xe chủ động. Hai bên của đĩa phanh có lắp các má phanh trên giá đỡ cố định, các má phanh liên kết với bàn đạp hoặc tay phanh thông qua hệ thống thanh kẻo hoặc hệ thống xilanh thuỷ lực. Khi cần phanh thông qua cơ cấu điều khiển các má phanh sẽ ép vào hai mặt bên đĩa phanh tạo nên sức cản để giảm số vòng quay của đĩa phanh, giảm tốc độ di chuyển của xe. Với loại phanh nhiều đĩa bao gồm 2 hệ thống: chủ động và bị động, hệ thống chủ động bao gồm và vỏ của hệ thống phanh và các đĩa ép, hệ thống bị động là các đĩa ma sát, các đĩa ma sát lắp khớp với bán trục hoặc bánh xe chủ động, trong quá trình làm việc các đĩa ma sát quay đồng bộ với bánh xe chủ động. Địa ép được chế tạo bằng gang hoặc thép mặt ngoài của đĩa được gia công phẳng để điều khiển các đưa ma sát, mặt trong của địa có gia công 3 rãnh khoét nông dần về một phía, chiều sâu của mỗi rãnh khoét chứa được 1/2 đường kính của viên bi đặt

trong rãnh và nông dần lên đến bề mặt của đĩa. Các đĩa có gia công mấu để liên kết với các thanh keo và liên kết với bàn đạp phanh hoặc tay phanh, khi phanh qua các thanh kẻo các đĩa ép được kẻo ngược chiều nhau do vậy các viên bi lăn lên phần nông dần của rãnh khoét đẩy 2 đĩa ép ra ngoài ép các đĩa ma sát vào vỏ của phanh tạo nên mômen ma sát cản để giảm tốc độ quay của bánh chủ động, giảm tốc độ di chuyển của xe.

3.3. Hệ thống điều khiển thuỷ lực nâng hạ lực nâng hạ

3.3.1. Hệ thống thuỷ lực

3.3.1.1. Nhiệm vụ Hệ thống

thuỷ lực dùng để móc nối máy nông nghiệp vào sau, trước

hoặc hai bên máy kéo, hạ ở thế làm việc, nâng ở thế vận chuyển. Ngoài ra còn để tăng trọng lượng bám cho bánh chủ động và phục vụ một số công việc khác trên mô máy kéo (thí dụ nâng thùng xe, truyền động cho tời).

3.3.1.2. Phân loại

Các thiết bị thuỷ lực được sử dụng trên mô máy kéo với nhiều mục đích khác nhau, theo đó sẽ có các sơ đồ làm việc khác nhau. Hiện nay thường sử dụng 2 dạng sơ đồ hệ thống thuỷ lực như:

- Hệ thống thuỷ lực mạch hở. - Hệ thống thuỷ lực mạch kín.

3.3.2. Sơ đồ hệ thống

Hệ thống thuỷ lực cơ bản bao gồm những bộ phận chính sau: thùng chứa dầu, bơm dầu (hoặc mô tơ thuỷ lực), bộ phận điều khiển (phân phối), bộ phận tiếp nhận (xilanh thuỷ lực).

Trong hệ thống thuỷ lực mạch hở, đường hút của bơm nối trực tiếp với thùng chứa, còn đường dầu từ bơm đi ra nối với thùng dầu khi ngăn kéo hộp phân phối ở vị trí trung gian. Nếu hộp phân phối ở vị trí trung gian, dầu từ bơm qua hộp phân

phối rồi lại trở về thùng, áp suất không tăng. Nếu hộp phân phối ở vị trí hút, dầu tử bơm qua hộp phân phối nạp đầy vào xilanh, đẩy piston về một bên. Khi đến cuối hành trình, áp suất dầu tăng nhanh cho đến khi mở van thoát và cho dầu chảy về thùng, áp suất ở mạch đẩy của bơm lúc này lại không tăng nữa.

Hình 2. 24. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực nâng hạ

1. Bơm dầu; 2. Hộp phân phối; 3. Van; 4. Tay điều khiển; 5. Cơ cấu treo; 6. Xilanh lực; 7. Ống dẫn dầu, 8. Ống dẫn dầu 7. Ống dẫn dầu, 8. Ống dẫn dầu

Trong hệ thống thuỷ lực mạch kín, đường hút của bơm không nối trực tiếp với thùng mà qua một van hút, đường dầu từ bơm đi ra áp suất không thường xuyên lớn. Van hút trên đường hút của bơm điều khiển sự nạp dầu vào bơm. Khi dầu đạt tới áp suất cực đại nhất định trong đường đẩy, van hút này ngăn cản không cho dầu hút vào bơm nữa, bơm sẽ quay chạy không. Nếu áp suất trong đường đẩy của bơm giảm đi, van hút mở nhỏ để cho một lượng dầu nhỏ vào bơm, dầu bị đẩy sẽ tạo lại áp suất lớn trong đường đẩy của bơm. Trong hệ thống.này không có sự cung cấp dầu liên tục trong mạch mà chỉ giữ áp suất không đổi trong ống đẩy của bơm. Khi hộp phân phối ở vị trí trung gian, bơm không được cung cấp dầu. Hộp phân phối ở vị trí hút, đường dầu đẩy thông với xilanh, do dầu đi vào trong xilanh áp suất lớn của ống đẩy giảm đi, lúc nà y van hút của bơm mở ống hút, nó cung cấp một lượng dầu tương đương với lượng dầu xê dịch piston. áp suất sử dụng phải thấp hơn áp suất giữ trong ống đẩy, vì nêu không bơm sẽ không được cung cấp dầu vào và cũng không đẩy dầu đi.

So sánh hệ thống thuỷ lực mạch hở và mạch kín:

- Khi hộp phân phối ở vị trí trung gian, áp suất dầu trong hệ thống mạch hở nhỏ nhất trong khí đó áp suất trong hệ thống mạch kín là lớn nhất, vì vậy hệ thống thuỷ lực mạch kín đòi hỏi một độ kín khít cao ở hộp phân phối, các đệm ốc nối v.v...

- Việc điều khiển các xilanh trong mạch kín nhanh hơn vì áp suất sử dụng được tạo nên bằng cách giảm áp suất lớn nhất, trong khi đó ở mạch hở áp suất không tăng, một thể tích dầu nào đó phải được giữ lại để đạt được áp suất sử dụng thì cần phải dùng một bơm có lưu lượng lớn để hạn chế thời gian nâng cao áp suất.

- Khi áp suất sử dụng vượt quá áp suất cực đại, bơm trong hệ thống mạch kín không cung cấp dầu cho nên không tiêu hao công suất. Trong hệ thống mạch hở van thoát giữ một áp suất lớn nhất trong mạch, thể tích dầu cung cấp là không đổi, bơm tiêu hao công suất lớn nhất

- Khi hộp phân phối ở vị trí trung gian bơm không tiêu hao công suất ở cả hai hệ thống. Nếu công suất P truyền động cho bơm tỷ lệ với lượng cung cấp Q và áp suất p ta có: P: (Q*p)/k; trong đó k là hệ số tỷ lệ.

Trong hệ thống mạch kín Q = 0 do đó P = 0, trong hệ thống mạch hở thì p = 0 nên P = 0.

- Trong hệ thống mạch kín bơm chỉ làm việc khi hệ thống cần dầu. Mặt khác, dầu giữ ở một áp suất lớn nhất sẽ lập tức tác động đến bộ phận tiếp nhận, như vậy không có thời gian chết. Trong hệ thống mạch hở áp suất dầu thấp khi không làm việc điều đó dẫn đến cấu tạo hệ thống thuỷ lực đơn giản và dễ chăm sóc hơn cho nên được dùng nhiều trên máy kéo, còn hệ thống thuỷ lực mạch kín thường dùng trên máy kéo của Mỹ chế tạo như John Deere, Intenational v.v...

3.3.3. Bộ phận tăng trọng lượng bám bằng thuỷ lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên máy kéo MTZ -50 hệ thống nâng hạ thuỷ lực được trang bị thêm bộ phận tăng trọng lượng bám bằng thuỷ lực (TTLB).

TTLB có tác dụng làm tăng thêm trọng lượng vào bánh sau của máy kéo bằng cách sử dụng một phần trọng lượng của máy nông nghiệp treo. TTLB làm việc trên nguyên lý tạo ra trong xilanh lực một áp suất phụ tác dụng về phía nâng máy nông nghiệp. Tuy nhiên từ số áp suất này nhỏ không đủ để nâng máy nông nghiệp, cho nên các bộ phận làm việc của máy nông nghiệp vẫn ở dưới đất với mật độ sâu cho trước. Nhưng lúc này thân máy kéo và hai bánh sau được tăng thêm tải trọng truyền từ bánh tựa của máy nông nghiệp treo. Đồng thời trọng lượng được "lấy" từ máy nông nghiệp sẽ phân bố thêm tải trọng từ bánh trước vào bánh sau, làm tăng thêm trọng lượng bám cho máy kéo.

Một phần của tài liệu Giáo trình - Cơ khí nông nghiệp - chương 2 pptx (Trang 26 - 30)