C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
5. Mở rộng vốn từ: Đồ chơ i trò chơi Bài 1:
Bài 1: A Trò chơi rèn luyện sức khoẻ B
Trò chơi luyện trí tuệ
C
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
nhảy dây, kéo co, cướp cờ, nhảy lò cò, mèo đuổi chuột, kéo co
ô ăn quan, cờ vua, tam cúc, cướp cờ
chuyền thẻ, cướp cờ, mèo đuổi chuột
Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống các từ chỉ tên trò chơi a. Tên 3 trò chơi bắt đầu bằng danh từ
VD: cờ vua, tàu hỏa, ngựa gỗ
b. Tên 3 trò chơi bắt đầu bằng động từ
VD: nhảy dây, bắn chun, đi cà kheo, nhảy ngựa
Bài 3: Chọn thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn:
a. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi. - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.
- Trèo cao ngã đau
6. Mở rộng vốn từ: Tài năngBài 1: Viết tiếp 3 từ ngữ nói về tài năng của con người. Bài 1: Viết tiếp 3 từ ngữ nói về tài năng của con người.
Tài năng, tài nghệ, tài hoa
Bài 2: Mỗi từ ngữ, tục ngữ sau nói về tài năng gì của con người.
a. Thay trời làm mưa: Bằng trí thông minh, con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. (Khi hạn hán cần tạo ra mưa)
b. Nghiêng đồng đổ nước ra sông: Bằng trí thông minh, con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. (Khi lũ lụt cần rút nước)
c. Nước lã mà vã nên hồ
Bài 3: Viết đoạn văn khoảng 3 - 4 câu nói về 1 người có tài năng mà em biết.
Năm nay Minh vừa tròn 7 tuổi đang học lớp Hai ở trường làng. Năng khiếu toán học của cậu xuất hiện từ khi cậu vào học lớp Một, đặc biệt là phép tính nhẩm cộng trừ. Hồi học lớp Một, cô giáo Hạnh đã phải kinh ngạc về tài tính nhẩm của cậu. Những phép tính cộng trừ trong phạm vi một trăm mà cô thường ra cho lớp thường ngày, cậu đều giải bằng miệng trong khoảnh khắc. Cô ra các bài toán trên bảng, vừa viết xong thì cậu đã có đáp số ngay mà không cần đặt bút tính toán.
7. Mở rộng vốn từ: Sức khoẻBài 1: Tìm các từ ngữ: Bài 1: Tìm các từ ngữ:
a) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy nhảy, chơi bóng, đá cầu, nhảy dây, đi xe đạp,...
b) Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, cường tráng, rắn rỏi, lực lưỡng, to khỏe, nở nang,...
Bài 2: Kể tên các môn thể thao mà em biết: Bóng đá, bóng rổ, chạy, ném lao, bơi, nhảy cao...
Bài 3: Các từ ngữ nào nói về vẻ bên ngoài của một người khoẻ mạnh: a. rắn rỏi d. xương xương h. lêu đêu
b. rắn chắc e. lực lưỡng i. cường tráng c. mảnh khảnh g. vạm vỡ
Bài 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau: a. Khoẻ như voi
b. Nhanh như chớp
Bài 5: Câu tục ngữ sau nói lên điều gì?
Ăn được ngủ được là tiên Không ăn không ngủ mất tiền mà lo.
- Nghĩa đen của câu tục ngữ có nghĩa như sau: Ăn được ngủ được thì mới là tiên, nếu như không ăn được không ngủ được thì vừa mất tiền lại càng thêm bội phần lo lắng hơn.
- Một người khỏe mạnh, không vướng vào sự lo nghĩ gì, luôn ăn khỏe, ngủ ngon là thật sự có hạnh phúc ở trên đời. Ngược lại vì buồn phiền hay vì bệnh tật mà không ăn không ngủ được thì chỉ thấy lo ngại, tốn tiền thuốc men, cuộc sống kém vui đi.
Bài 6: Các thành ngữ nào nói về tình trạng sức khoẻ của con người: a. Khoẻ như trâu d. Khôn nhà dại chợ
c. Một tay xách nhẹ g. Liệt giường liệt chiếu.
Bài 7: Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nói rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Tác giả lớn lên từ đồng quê Việt Nam nên ông đã hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bởi lẽ, hạt gạo làm ra với bao mồ hôi, công sức với bao khó khăn do thiên nhiên gây ra. Đó là “cái bão tháng bảy, cái mưa tháng ba, cái nắng tháng sáu” khắc nghiệt như vậy. Đến nỗi, “cua ngoi lên bờ” để tránh nắng nóng, cá cờ cũng phải chết vì không chịu được cái nắng gay gắt. Ấy vậy mà “mẹ em xuống cấy”. Việc dùng điệp từ và các hình ảnh đối lập càng cho thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ, của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Vì vậy, chúng ta cần quý trọng công sức lao động của những người làm ra hạt gạo.