Quy trình thực hiện
- Chế độ Cấp nước: Khi xung điều khiển PLC M8000 tác động thì M0 chạy van cấp nước được bật (Y000), đèn (Y001) được bật sáng. Sau 20s thì M0 sẽ dừng và có D0 là đồng hồ hiển thị
- Chế độ xả nước: Khi xung điều khiển PLC M8000 tác động thì M1 chạy van cấp nước được bật (Y002), đèn (Y003) được bật sáng. Sau 15s thì M1 sẽ dừng và có D1 là đồng hồ hiển thị
Phần II: TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH WINDOWNS FORMS BẰNG Csharp (C#)
Chương 1: Giới Thiệu về lập trình Windowns Forms bằng C# 1.1 Windowns Forms
Windowns Forms là thuật ngữ mô tả một ứng dụng được viết dùng .NET FrameWorrk và có giao diện người dùng Windows Forms (màn hình windows).
Mỗi màn hình windows cung cấp một giao diện giúp người dùng giao tiếp với ứng dụng. Giao diện này được gọi là giao diện đồ họa (GUI) của ứng dụng.
Là các ứng dụng windows chạy trên máy tính - mã lệnh thực thi ngay trên máy tính: Microsoft Word, Excel, Access, Calculator, Yahoo, Mail,... là các ứng dụng Windows Forms.
1.2 Cách tạo một Windows Forms Application trên MicroSoft Visual Studio
Việc đầu tiên chúng ta cần cài đặt Microsoft Visual Studio trên máy tính, các bạn có thể download Microsoft Visual Studio 2019 , đây là phiên bản mới nhất cho đến hiện tại.
Tiếp theo, thực hiện các bước sau để tạo một Windowns Form
Khởi động Visual Studio 2019 -> chọn vào mục Create a new projectđể tạo một project mới.
Sau khi chọn mục Create a new project thì một cửa sổ khác mở ra, trong đó có các platforms mà các bạn đã cài. Vì chúng ta sẽ lập trình winforms với c# nên sẽ chọn platforms Windows Forms App (.NET FrameWork) -> Next.
Sau khi chọn platforms một cửa sổ mới hiện ra, yêu cầu các bạn nhập thông tin cho project. Các bạn sẽ nhập các thông tin được yêu cầu rồi chọn create để tạo.
chờ một lúc cho hệ thống tạo project, quá trình tạo nhanh hay chậm tùy thuộc vào cấu hình máy của các bạn. Sau khi tạo xong thì màn hình ứng dụng sẽ như sau:
Đặt tên cho Solution Đặt tên cho project Chọn đường dẫn cho project
1.3 Các thuộc tính cơ bản trên Windows Forms Application
1.3.1 ToolBox
ToolBox là nơi chứa các điều khiển để thiết kế giao diện, để mở cửa sổ ToolBox các bạn vào View | ToolBox (Ctrl + Alt + X).
C# cung cấp danh sách các Component/Control được liệt kê theo nhóm. Cho phép các bạn sử dụng thao tác kéo thả vào form để thiết kế giao diện cho chương trình.
- Common Controls: Chứa các điều khiển thông dụng như: TextBox, Label….. - Containers: Chứa các điều khiển giúp trình bày các điều khiển khác trên form.
- Menus & Toolbsrs: Chứa các điều khiển giúp tạo thanh thực đơn và thanh trạng thái: MenuStrip, StatusStrip.
- Components: Chứa các điều khiển giúp kiểm tra dữ liệu nhập như: Errorprovider, Helpproder.
- Printing: Chứa các điều khiển giúp làm việc với in ấn: PrintDialog, PrintReviewDialog - Dialogs: Chứa các điều khiển làm việc với tập tin.
- WPF interoperability: Chứa điều khiển cho phép Đặt điều khiển của WPF trong cửa sổ Windows Form: ElemenHost.
- Data: Chứa các điều khiển giúp làm việc với cơ sở dữ liệu’
1.3.2 Form
Form là vùng để thiết kế giao diện, ta chọn nhấn dữ chuột trái kéo điều khiển vào form hoặc double click vào điều khiển mà bạn muốn thiết kế. Các điều khiển còn được gọi là control hay component
1.3.3 Properties
Properties là nơi thiết lập thuộc tính của các điều khiển, với mỗi điều khiển/ Control đều được cung cấp sẵn một danh sách các thuộc tính để các bạn có thể thiết lập.
Hầu hết giữa các điều khiển đều có những thuộc tính chung (giống nhau) và những thuộc tính riêng đặc trưng cho điều khiển đó.
Với mỗi điều khiển, để xuất hiện cửa sổ thiết lập thuộc tính các bạn chỉ cần nhấp chuộc phải lên điều khiển đó và chọn properties trong menu hiện ra.
1.3.4 Code window (cửa sổ viết code)
Cửa sổ viết code là nơi để chúng ta lập trình theo sự kiện của các điều kiển/Controls. Để bật cửa sổ này các bạn chỉ cần double click vào form, khi đó tự động nó sẽ được tạo.
Lập trình ứng dụng winforms là lập trình theo hướng sự kiện. Mỗi control có danh sách các sự kiện đi kèm, ta cần lập trình tương tác ở sự kiện nào thig phát sinh và code ở sự kiện đó.
Sự kiện sau khi phát sinh có tên dạng: [Tên control] _ [Tên sự kiện].
Chương 2: Bài tập làm quen với lập trình Windowns Forms bằng C# 2.1 Video1: Chia cửa sổ
Form1.cs
2.2 Video2: Truyền thông UART có đồ thị
File protues
2.3 Video3: Đọc ghi file CSV các tham số robot
2.4 Video4: TreeView và PropertyGrid dùng mô tả tham số robot