Kết quả của hạn chế trong thực tế

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cảnh báo tình trạng giao thông trên nền tảng web (Trang 71 - 73)

10 Phụ lục của đề tài

6.3 Kết quả của hạn chế trong thực tế

Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi đề xuất sử dụng chỉ số α(%) để đánh giá mức độ khác nhau giữa đường đi tốt nhất thứ nhất và các đường đi tìm được sau đó. Việc tìm ra giá trị của chỉ số α dựa trên nhiều yếu tố, cụ thể được trình bày như sau:

Giả sử chúng ta gọi f là tổng sốsegment trong đường đi tốt nhất thứ nhất, plà

tổng số segment trong đường đi đang được xem xét. Ta có công thức về độ chênh

lệch giữa f và p:

∆ =|p−f| (6.10)

Sau khi đánh giá và khảo sát để tìm được giá trị alpha trong thực tế, chúng tôi đề xuất các giá trị củaalpha như sau:

• Nếu f ≤50thì α= 0.2

• Nếu 50< f ≤100 thì α= 0.175 • Nếu 100< f ≤150 thì α= 0.15 • Nếu 150< f thì α= 0.1

• Bởi vì một số đường lớn như Quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội, Phạm Văn Đồng,...

thường có đường song hành, nên việc tìm ra đường đi tốt nhất thứ nhất và các đường đi khác chỉ khác nhau ở đường song hành thì cũng không hợp lý. Do đó chúng tôi sẽ xét riêng dành cho các trường hợp có các đường như thế

trong quá trình tìm đường từ điểm đầu đến điểm cuối. Mỗisegment chứa đầy

đủ thông tin của các con đường, nên cũng sẽ bao gồm luôn street level của

con đường đó. Street level càng nhỏ thì đường đó là đường chính. Ví dụ các

đường như Quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội,... sẽ có street level là 1, và các đường

như Điện Biên Phủ, Phạm Văn Đồng thường sẽ có street level là 2. Gọi số

segment cóstreet level là 1 hoặc 2 trong đường đi tốt nhất thứ nhất là r, nếu r ≥ f×0.7, tức là số segment có street level là 1 hoặc 2 chiếm từ 70% trong tổng số segment của đường đi tốt nhất thứ nhất, thì α= 0.5.

Sau khi tính ra được giá trị của α, chúng tôi sẽ xem xét có chấp nhận đường

đi đó hay không dựa trên biểu thức ∆. Nếu ∆≥f×α thì chúng tôi sẽ chấp nhận

đường đi đó và đưa vào tập kết quả, nếu không thì đường đi đó sẽ được loại ra khỏi tập kết quả.

• Nếu ∆≥f×α => chọn

• Ngược lại => Không chọn

6.2.4 Đề xuất phương pháp tìm đường mới cải thiện giảithuật Yen thuật Yen

Với các bước hiện thực giải thuật Yen đã được trình bày ở mục 6.2.1, chúng tôi sẽ tiến hành cải thiện giải thuật Yen bằng cách cải thiện bước 2.3, để với mỗi lần

duyệt qua một segment, chúng tôi sẽ xem xét segment đó có khả năng tìm được

đường đi hay không, từ đó đánh giá các khả năng và đưa ra quyết định có gọi

segment đóng góp rất lớn vào quá trình giảm đi thời gian thực thi cho các segment, giúp tăng tốc độ tìm đường lên rất nhiều.

Chúng tôi sẽ thực hiện hai bước chính để tiến hành cải thiện giải thuật Yen, tăng tốc độ tìm đường.

Bước thứ nhất: Bỏ qua cácsegment mà không tồn tại bất kỳ một segment kế

tiếp nào khác ngoại trừ segment đã có ở trong đường đi tốt nhất thứ nhất.

Ở bước thứ nhất này, chúng tôi thấy rằng, trong đường đi tốt nhất thứ nhất,

các segment sẽ có ít nhất một segment kế tiếp, nếu segment đó đang ở ngã ba,

ngã tư, vòng xoay,... thì sẽ có nhiều hơn một segment kế tiếp. Do đó nếu segment đang xét chỉ có mộtsegment kế tiếp thì sẽ không tồn tại đường đi khác từsegment

đang xét này đến điểm cuối, vì thế chúng tôi sẽ bỏ qua segment đang xét, không

tiến hành gọi giải thuật A-star cho segment này.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cảnh báo tình trạng giao thông trên nền tảng web (Trang 71 - 73)