7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương
2.3.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đối vớ
trung tâm dịch vụ việc làm
Việc hỗ trợ về tài chính cho các TTDVVL để đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị còn rất hạn chế, chủ yếu là đầu tư nâng cấp các hạng mục đã xuống cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của TTLĐ. Điều đó dẫn đến một số TTDVVL cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị sơ sài, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể tại trụ sở chính và hai cơ sở làm việc của TTDVVL Hà Nội cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế: toàn bộ hệ thống phòng làm việc được đưa vào sử dụng trong các hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, phòng dành cho hoạt động của phiên giao dịch chưa được nâng cấp, sửa chữa và mang tính chuyên nghiệp, các hoạt động của khu vực thông tin và tư vấn của phiên diễn ra ngoài trời, thậm chí có phiên giao dịch trung tâm phải bố trí bàn tuyển dụng lao động tại khu vực nhà để xe của Trung tâm, hoạt động điều hành, giám sát phiên giao dịch việc làm hiện nay còn phải làm thủ công, trực tiếp, chưa có máy móc, thiết bị công nghệ hỗ trợ.
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với trung tâmdịch vụ việc làm dịch vụ việc làm
Hàng năm, Sở LĐTBXH đã xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra các đơn vị đang hoạt động; thực hiện kiểm tra định kỳ, thực hiện thu thập và tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ (theo mẫu quy định) của các TTDVVL để báo cáo các cơ quan chức năng như Bộ LĐTBXH, UBND Thành phố và Tổng cục Thống kê. Phòng Việc làm, An toàn Lao động được Sở LĐTBXH giao nhiệm vụ đề xuất kế hoạch kiểm tra, trong đó nêu phương án kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra cụ thể.
Định kỳ, cơ quan giám sát của UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị, hội thảo sơ kết và tổng kết để giám sát việc quản lý. Qua những hội nghị, hội thảo đó, các cơ quan chức năng đã chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm, tồn tại, nguyên nhân cũng như đề ra những biện pháp, giải pháp để các cơ quan quản lý ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý. Việc giám sát hoạt động của các TTDVVL bao gồm các nội dung sau: Việc tuyển dụng, sử dụng lao động, bổ nhiệm và sa thải NLĐ; cử cán bộ tham dự các phiên giao dịch việc làm để giám sát và thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng; việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho cán bộ.
Sau mỗi đợt thanh tra, Sở LĐTBXH đều có báo cáo, hàng năm có tổ chức tổng kết để đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được cần rút kinh nghiệm, mức độ hoàn thành mục tiêu; Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp để khắc phục. Tính đến năm 2018, nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục, thành phố Hà Nội đã phát hiện và thanh lọc 677 doanh nghiệp hoạt động DVVL trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện hoạt động với các lý do cụ thể như: Không có giấy phép hoạt động, giấy phép hoạt động đã hết hạn nhưng vẫn cố tình hoạt động chui, không có trụ sở làm việc, có trụ sở làm việc nhưng không đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, v.v…
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố Hà Nội
2.4.1. Kết quả
QLNN đối với các TTDVVL của thành phố Hà Nội luôn đặt mục tiêu GQVL cho NLĐ là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu xuyên suốt trong mọi hoạt động của các TTDVVL. Với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau:
Thứ nhất, trong tổ chức quản lý, bộ máy quản lý đã được tổ chức lại theo hướng tinh gọn, kiện toàn từng bước, hoạt động ngày càng hiệu quả. Việc phân cấp, phân quyền rõ ràng, rành mạch hơn, kèm theo đó, các quy trình quản lý đã gắn được trách nhiệm của cán bộ quản lý trong từng bộ phận của bộ máy quản lý.
Thứ hai, về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia QLNN đối với các TTDVVL:
Công tác tuyển chọn cán bộ, công chức được chú trọng, việc tổ chức các kỳ tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định. Thành phố cũng có cơ chế thu hút, đãi ngộ đối với nhân lực chất lượng cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm, tổ chức thực hiện thường xuyên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng; tổ chức có hiệu quả các lớp đào tạo cán bộ nguồn, các lớp đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin, chuyên môn sâu ở nước ngoài. Các lớp đào tạo cán bộ có nhiều đổi mới trong nội dung, phương thức tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2315/QĐ-UBND, ngày 17/4/2017 về “Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”. Việc bảo đảm kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện đúng theo quy định.
Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức của thành phố có nhiều đổi mới theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong đánh giá cán bộ, công chức; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3814-QĐ/TU ngày 16/5/2018, về “Ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong
hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, theo đó, thành phố là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành quy định về khung tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở những quy định này, việc đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã được thực hiện một cách nghiêm túc và từng bước đi vào nề nếp, là cơ sở để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố nói chung cũng như trong hoạt động QLNN đối với các TTDVVL nói riêng bước đầu được nâng lên, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, làm gia tăng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Thứ ba, hoạt động QLNN đối với các TTDVVL của thành phố Hà Nội đã được lập kế hoạch, xây dựng phương án, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Phát huy được vai trò, hiệu quả hoạt động của các TTDVVL trong việc kết nối cung - cầu lao động, công khai minh bạch các mức phí dịch vụ, nâng cao nhận thức pháp luật về lao động - việc làm đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ, NSDLĐ thông qua kênh tuyên truyền của TTDVVL.
Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác quản lý đã rút ngắn được thời gian xử lý công việc, giảm thiểu nhân lực, cung cấp và phản ánh kịp thời thông tin quản lý. Việc công khai, minh bạch, rõ ràng, đầy đủ, chính xác các quy định, thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động, việc làm là một trong những giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu, thực hiện đúng quy định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và đồng thời thực hiện quyền giám sát đối với cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Nhờ vậy, hiệu quả công tác quản lý ngày càng được nâng cao.
So với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của đề án “Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020” thì hoạt động của hệ thống sàn GDVL thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 – 2018 đã đạt được những thành công như sau: Hoàn thành sớm việc hình thành hệ thống Sàn GDVL thành phố Hà Nội. Các hoạt động giao dịch việc làm được tổ chức đồng bộ từ Sàn trung tâm cho đến các điểm, sàn GDVL vệ tinh. Việc tham gia trên toàn bộ hệ thống Sàn là hoàn toàn giống nhau không còn phân biệt giúp cho hoạt động điều tiết, ổn định TTLĐ Thành phố. Nâng cao được chất lượng phiên GDVL qua việc kết hợp nhiều hình thức từ đó nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn. Tần suất tổ chức phiên GDVL được duy trì ổn định 2 lần/tuần, với hình thức đa dạng (định kỳ, chuyên đề, lưu động, lồng ghép, online) đáp ứng tối đa nhu cầu việc làm cho từng đối tượng lao động, chứng tỏ sự đúng đắn của định hướng mở các điểm và sàn GDVL vệ tinh tại các quận, huyện. NLĐ dễ dàng tham gia vào phiên giao dịch việc làm, giúp xóa nhòa khoảng cách về địa lý đối với doanh nghiệp và NLĐ tham gia phiên, doanh nghiệp mở rộng nguồn tuyển dụng với nhiều đối tượng ở các địa bàn khác nhau. Các điểm, sàn vệ tinh đã hỗ trợ giảm tải cho sàn trung tâm, giúp tiết kiệm chi phí cho cả NLĐ và doanh nghiệp.
Công tác phân tích dự báo TTLĐ đã hỗ trợ tích cực cho hệ thống sàn GDVL trong việc thiết lập hệ thống thông tin, thống kê cơ sở dữ liệu thống nhất về thực trạng TTLĐ, việc làm, thất nghiệp và biến động qua từng thời kỳ; từ đó đánh giá, dự báo với độ tin cậy cao về thông tin TTLĐ trên địa bàn Thủ đô phục vụ kịp thời công tác cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và NLĐ, công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển TTLĐ, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chương trình GQVL của Thành phố.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với TTDVVL: Hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục đã có tác dụng phát hiện, ngăn ngừa và đề nghị xử lý những vi phạm trong lĩnh vực DVVL.
Hoạt động kiểm soát nhờ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng khác, đặc biệt là huy động được sự tham gia của chính quyền địa phương trong phối hợp giám sát thực hiện quyết định của cơ quan quản lý cũng đã góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ của TTDVVL qua phát hiện vấn đề, kiến nghị khắc phục.
2.4.2. Hạn chế
Đầu tiên, về kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN đối với TTDVVL:
Bộ máy quản lý tuy đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự hợp lý, đặc biệt là sự mất cân đối giữa số cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với số người tham mưu giúp việc và thực hiện nhiệm vụ.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong những năm gần đây tuy bước đầu được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Năng lực cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vào thực tiễn ở địa phương của một số cán bộ, công chức còn yếu; phương pháp, lề lối làm việc chưa khoa học, còn biểu hiện né tránh trong xử lý các vấn đề nổi cộm, phức tạp. Một số cán bộ, công chức chưa tích cực rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu hoặc có biểu hiện gây khó khăn, sách nhiễu, phiền hà trong thi hành công vụ. Chất lượng, hiệu quả công việc của một số cán bộ, công chức còn thấp, chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Ý thức tổ chức kỷ luật của một số cán bộ, công chức chưa cao; còn có trường hợp chưa thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc và nội quy, quy định của cơ quan hoặc thờ ơ, buông lỏng quản lý đối với lĩnh vực được phân công phụ trách.
Thứ hai, việc xác định chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch, quy hoạch:
Việc xác định chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch ở các cấp quản lý hiện nay về cơ bản vẫn chịu sự ảnh hưởng và áp dụng quy trình lập kế hoạch một chiều, chỉ tiêu từ trên giao xuống, do vậy thường bị áp đặt về mục tiêu, hoặc xây dựng mục tiêu chưa hợp lý, hoặc quá nhiều hay quá ít so với nguồn lực; cứng nhắc trong hoạt động, nhiều khi thiếu đi giải pháp, kế hoạch hành động uyển chuyển và chủ động phân bố nguồn lực hợp lý, từ đó dẫn đến việc thực thi thiếu linh hoạt trong bố trí nhân lực, thời gian thực hiện.
Mạng lưới các TTDVVL của thành phố Hà Nội được phân bố không đều và vẫn chưa khoa học, chủ yếu còn phân bố tập trung ở các khu vực nội thành, còn các khu vực ở ngoại thành hoặc các khu công nghiệp thì hệ thống các TTDVVL chưa phát triển. Chính việc phân bố không đồng đều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TTLĐ Hà Nội, cụ thể là tại các khu vực nội thành, nguồn lao động chính là các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đây là nguồn lao động có kỹ thuật cao. Trong khi đó các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động phổ thông chủ yếu lại thực hiện việc tuyển dụng lao động thông qua các TTDVVL ở các khu vực nội thành. Ngược lại, ở các khu vực ngoại thành, nông thôn có nguồn lao động phổ thông dồi dào thì lại có rất ít các TTDVVL làm cầu nối. Vì vậy, không kết nối được cung – cầu lao động.
Thứ ba, vấn đề huy động, hỗ trợ tài chính đối với các TTDVVL (chủ yếu vẫn là đối với TTDVVL công) để đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ là đầu tư để nâng cấp các hạng mục đã xuống cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra ngày càng cao của TTLĐ cũng như yêu cầu của nhiệm vụ. Cụ thể tại trụ sở chính và hai cơ sở làm việc của TTDVVL Hà Nội cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế, trang thiết bị còn sơ sài, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Phòng dành cho
hoạt động của Sàn giao dịch việc làm chưa được nâng cấp, cải tạo và chưa mang tính chuyên nghiệp, các hoạt động của khu vực tư vấn vẫn diễn ra ngoài trời, thậm chí có phiên giao dịch mà bàn tuyển dụng lao động trung tâm phải bố trí tại khu vực nhà để xe, hoạt động điều hành, giám sát phiên giao dịch việc làm hiện nay còn chưa có thiết bị công nghệ, máy móc hỗ trợ.
Như vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động DVVL chưa được đầu tư hiện đại, đồng bộ nên chưa thực sự thu hút các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khả năng tuyển dụng lao động nhiều và nguồn cung lao động chất lượng cao đến tham gia giao dịch.
Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với