- Điều kiện thứ hai “từ nên” là có lừa dối, nhưng phải đặt trong mối quan hệ nhân
VẤN ĐỀ 4: HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU a)Nghiên cứu:
a) Nghiên cứu:
- Điều 131 BLDS 2015 (Điều 134 và 137 BLDS 2005), quy định liên quan
khác (nếu có).
- Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13-8-2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao
- Quyết định số 75/2012/DS-GDDT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
- Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội.
b) Đọc:
- Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định
chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018, Chương VI.
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.356 đến 364.
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ 8), Bản án số 123-125
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
Tóm tắt Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội:
Nguyên đơn: Ông Văn bà Tằm
Bị đơn: anh Dậu (con trai nguyên đơn)
Vợ chồng nguyên đơn có 350m2 đất và đã làm hồ sơ tặng đất cho các con nhưng gia
đình chưa trích lục. Năm 2008, anh Dậu đã mượn trích lục đất để bí mật làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Lúc bà Tằm đi vắng, anh Dậu đã lừa ông Văn ký vào giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nói là hợp đồng vay ngân hàng làm ăn đồng thời ông Văn cũng ký thay cho bà Tằm. Sau đó, anh Dậu làm giấy chứng nhận
21
quyền sử dụng đất thành 3 hợp đồng tặng. Phát hiện lừa dối, ông bà Văn đã khởi kiện
yêu cầu hủy 3 hợp đồng và trả 350m2 lại cho ông bà. Tòa án sơ thẩm đã chấp nhận yêu
cầu khởi kiện, Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội quyết định giữ nguyên sơ thẩm.
c) Và cho biết:
Câu 4.1:Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
- Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 131 BLDS 2015 (Giao dịch dân sự vô
hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.)
Câu 4.2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
- Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú
Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện (Khoản 2, Điều 131, BLDS 2015).
- Ngoài ra trong Hợp đồng dịch vụ cũng quy định tại Khoản 2, Điều 12 “
Khách hàng hoàn thành việc kiểm tra trong 10 ngày kể từ ngày nhận được sản phẩm dịch vụ từ bên thiết kế và phải thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp không có thông báo khác thì việc kiểm tra coi như là đã thông qua.” Ngày 20/9/2007, Công ty Orange đã hoàn tất và bàn giao cho Công ty Phú Mỹ CD và bộ bản vẽ chi tiết của dự án theo đúng khối lượng và cam kết trong Hợp đồng. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận bàn giao, Công ty Orange không nhận được bất cứ phản hồi nào từ Công ty Phú Mỹ. Như vậy Công ty Phú Mỹ đã chấp nhận sản phẩm của Công ty Orange mà không khiếu nại gì và Công ty Orange đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
22
Câu 4.3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện như thế nào?
Hội đồng thẩm phán công nhận khối lượng công việc mà Công ty Orange đã làm và yêu cầu Công ty Phú Mỹ thanh toán số tiền tương ứng với khối lượng công việc đó.
- Trong trường hợp xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng và không chấp nhận lãi chậm trả.
Hướng giải quyết này của Hội đồng thẩm phán là hợp lý căn cứ theo khoản 2 Điều 131 BLDS 2015. Dịch vụ cung cấp cần được hoàn trả lại bằng số tiền tương ứng bởi “mục đích của việc khôi phục lại tình trạng ban đầu là để tránh trường hợp một bên bị tổn hại và một bên có lợi từ hợp đồng nếu không có việc khôi phục tình trạng ban đầu”.
- Trong trường hợp Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Với hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán trong trường hợp này, tôi cho là chưa hợp lý bởi chưa thể xác định được là bên nào có lỗi trong quá trình bàn giao, bởi bên Công ty Orange khai đã bàn giao nhưng Công ty Phú Mỹ không phản hồi, bên Công ty Phú Mỹ lại khai đã nhiều lần phản hồi nhưng kết quả công việc vẫn không đúng yêu cầu. Vì vậy trước khi đưa ra kết luận buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange như trong Quyết định được bình luận, Tòa án cần yêu cầu các bên đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác để làm rõ các vấn đề nêu trên.
Nếu lời khai của Công ty Orange là đúng sự thật thì Công ty Phú Mỹ đã vi phạm hợp đồng (Điều 12) và phải thanh toán cho Công ty Orange số tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng cùng tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Nếu lời khai của Công ty Phú Mỹ là đúng sự thật thì Công ty Orange đã vi phạm Điều 13 của hợp đồng và Công ty Phú Mỹ không có nghĩa vụ phải thanh toán cho Công ty Orange số tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng cùng tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
23
Câu 4.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu?
Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là hoàn toàn hợp tình hợp lý. Thứ nhất, BLDS không nêu rõ khi nào không hoàn trả được bằng hiện vật" và "hoàn trả bằng tiền", "trị giá thành tiền để hoàn trả được hiểu là bao nhiêu (quy đổi thành tiền như thế nào) nên có thể lý giải hướng giải quyết của Tòa án trên cơ sở các quy định này: những gì đã xảy ra trong các trường hợp trên trước khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu được coi là không hoàn trả được bằng hiện vật, phải hoàn trả bằng tiền và khoản tiền phải trả bằng chính khoản tiền đã được các bên thỏa thuận. Thứ hai, có thể dựa vào tinh thần của điều luật trên về khôi phục tình trạng ban đầu. Cụ thể, mục đích của việc khôi phục lại tình trạng ban đầu là để tránh trường hợp một bên bị tồn tại và một bên có lợi từ hợp đồng nếu không có việc khôi phục tình trạng ban đầu.Việc hoàn trả lẫn nhau những gì đã làm là một hệ quả tự nhiên của hợp đồng vô hiệu: Sẽ là không công bằng khi việc vô hiệu là căn cứ trục lợi của một bên bất lợi cho bên còn lại Công ty Phú Mỹ đã hưởng lợi từ hợp đồng với Công ty Orange qua việc sử dụng (một phần) bộ bản vẽ chi tiết của Công ty Orange để xin Giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng trên thực tế nên việc khôi phục lại tình trạng ban đầu bằng hoàn trả hiện vật là không thể.
Câu 4.5: Hướng xử lý của hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?
Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện nếu xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu là: nếu Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do thanh toán chậm thanh toán theo quy định của pháp luật. Ở đây, lãi trả chậm chỉ được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận trong trường hợp hợp đồng hợp pháp và không có lãi trả chậm trong trường hợp vô hiệu hợp đồng,
24
tức cũng không chấp nhận lãi chậm trả trong trường hợp vô hiệu. Việc xem hợp đồng là hợp pháp thì việc chi trả lãi . trả chậm là nhằm thực hiện nghĩa vụ đã cam kết tại hợp đồng và chịu chế tài áp dụng cho việc không thực hiện nghĩa vụ đưa ra đúng với thời gian đã cam kết. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì nếu giao dịch dân sự vô hiệu thì không phát sinh lãi chậm trả do đây được xem là việc các bên đang khôi phục lại tình trạng ban đầu. Từ những hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán ta thấy được các Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập đầy đủ tài liệu và chưa làm rõ các vấn đề về tính hợp pháp của hợp đồng mà đã xác định hợp đồng dịch vụ ngày 15/06/2007 là hợp đồng hợp pháp là chưa thỏa mãn. Từ bản án có thể cho thấy khi giải quyết vụ án liên quan đến giao dịch dân sự, để có đủ cơ sở giải quyết chính xác, đúng pháp luật thì Tòa án xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu hay hợp pháp đều phải yêu cầu các bên đương sự cung cấp đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác để làm rõ các vấn đề nêu trên.
Câu 4.6: Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu?
Xét thấy hợp đồng vô hiệu là do lỗi của vợ chồng anh Dư và chị Chúc không chịu hợp tác để hoàn thiện các thủ tục về hình thức của hợp đồng chứ không phải do lỗi của ông Sanh.
Tòa án cấp phúc thẩm dân sự xác định hợp đồng vô hiệu vì vi phạm ở hình thức chứ không phải vi phạm nội dung hợp đồng. Bởi vì, vô hiệu ở đây là lỗi ở vợ chồng anh Dư – chị Chúc vì không chịu hợp tác để hoàn thiện các thủ tục về hình thức của hợp đồng khi ông Sanh yêu cầu trong khi đã có tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 4.7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên
- Đúng với quy định của pháp luật.
25
- Sửa sai cho Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, Tòa án cấp phúc thẩm.
Xác định hợp đồng vô hiệu của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định 75 là có căn cứ là lỗi ở hình thức ở việc tham gia hoàn thiện thủ tục hình thức cho hợp đồng chuyển nhượng đất của hai vợ chồng anh Dư chị Chúc. Song, tòa sơ thẩm xác định hợp đồng vô hiệu là do lỗi của cả ông Sanh và buộc ông chịu thiệt hại 50% là sai. Từ đó nhận ra được Tòa cấp sơ thẩm làm việc chưa có căn cứ cụ thể rõ ràng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân khi xác định ông Sanh có lỗi và buộc ông chịu một nửa thiệt hại. Tòa cấp phúc thẩm đã xét xử có chi tiết đúng khi xác định lại lỗi không ở ông Sanh mà ở việc hai vợ chồng anh Dư chị Chúc.
Câu 4.8: Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Ông Sanh được bồi thường thiệt hại tương đương với phần giá trị hợp đồng
đã thanh toán.
- Khoản 2 Điều 131: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Theo thông tin quyết định 75/2012/DS-GĐT, ông Sanh được bồi thường toàn bộ thiệt hại tương đương với phần giá trị hợp đồng đã thanh toán bởi anh Dư chị Chúc (82,051% giá trị chuyển nhượng đất theo hợp đồng mà ông Sanh và hai vợ chồng anh Dư chị Chúc thỏa thuận, tức 160.000.000đ).
- Bởi vì căn cứ theo khoản 2 điều 137 BLDS 2005, ông Sanh đã thanh toán cho hai vợ chồng anh Dư chị Chúc một khoản 82,051% giá trị thỏa thuận tại hợp đồng; vì thế, khi hợp đồng này bị bãi bỏ do không có hiệu lực thì bên hai vợ chồng này, tức bên có lỗi vi phạm hình thức, phải hoàn trả lại cho ông Sanh một khoản đúng với giá trị mà ông đã bỏ vào.
- Áp dụng Nghị quyết số 02/2004/HĐTP, căn điểm c.3 tiểu mục 2.3 điều 2 mục II, như vậy theo Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu thì 2 bên hoàn trả nhau những gì đã nhận, bên gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định: “còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu
26
có”. Như vậy nếu ông Sang không cho anh Dương, c Trúc thuê thì ông Sang sẽ lợi hơn, chính vì vậy sẽ thiệt cho ông Sang, nhưng ông Sang cũng không trả đủ tiền đất thỏa thuận là 190tr mà chỉ trả 165tr. Vậy phần tiền sẽ tính theo 1 tỉ trừ 190Tr nhân cho 80%.
-
Câu 4.9: Trong Bản án số 113, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu không? Vì sao?
Nhận định này đúng. Bởi vì Tòa án đã thông qua công tác điều tra chứng minh được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” của anh Dậu là vô hiệu. Từ đó, bên bị hại, tức là bên ông Văn bà Tằn, theo căn cứ của khoản 2 điều 137 BLDS 2005, được bồi thường và phục hồi những tài sản đã bỏ vào trong hợp đồng ban đầu:
- Là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu.
- Điều 131: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.