Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và làm rõ mối QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN lược CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XHCN ở MIỀN bắc và CÁCH MẠNG DTDCND ở MIỀN NAM TRONG GIAI đoạn 1954 – 1975 (Trang 31 - 35)

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Phải nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là thành quả chung rất to lớn của nhân dân cả nước ta, là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt, nhất là về kinh tế và quốc phòng, nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam, đồng thời, vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phát huy vai trò đắc lực của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, thì bất kỳ chúng đặt chân ở đâu trên đất nước Việt Nam, mọi người Việt Nam đều có nghĩa vụ tiêu diệt chúng. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là

Điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975 là Đảng lãnh đạo đồng thời thực hiện 2 chiến lược cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hai chiến lược cách mạng đó có mối quan hệ mật thiết và quyết định lẫn nhau thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với khát vọng của cả dân tộc là độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau ở hai miền, trong trường hợp đi thẳng từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua giai đoạn phát triển thì Đảng ta cần sử dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc chống Mỹ, cứu nước, Đảng lãnh đạo đồng thời thực hiện hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, cách mạng

28

xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Một đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm chia làm hai miền với hai chiến lược cách mạng khác nhau là đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam 1954-1975. Cùng với đường lối cách mạng, Đảng phải phát triển sáng tạo về phương pháp cách mạng.

Đảng lãnh đạo nhân dân ta giải quyết mối quan hệ cơ bản giữa chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội; giữa hậu phương và tiền tuyến; giữa thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và mục tiêu xã hội chủ nghĩa; giữa quy luật chiến tranh và phát triển kinh tế; giữa chiến tranh cách mạng và duy trì hòa bình thế giới; giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế ...

Giữa cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứng

trong tiến trình cách mạng không ngừng. Cuộc cách mạng trước tạo tiền đề, điều kiện cho cuộc cách mạng sau, cuộc cách mạng sau kế thừa và củng cố thành quả của cuộc cách mạng trước. Giữa hai cuộc cách mạng không có bức tường thành nào ngăn cách. Đảng cho rằng sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ là sự mở đầu tất yếu cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hai chiến lược cách mạng đó có mối quan hệ mật thiết và quyết định lẫn nhau thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với khát vọng của cả dân tộc là độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.

III. KẾT LUẬN:

Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; xây dựng hậu phương vững mạnh, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, bảo đảm mọi mặt cho tiền tuyến đánh thắng giặc; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bè bạn trên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước; tạo những cơ sở vật chất và những kinh nghiệm quý báu trong sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam sau này.

Từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam và từ thực tiễn của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất

29

nước nhà đã chứng minh sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng. Đây cũng là một bài học lớn trong quá trình Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc; kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng trong mối tương quan

biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng đó nhằm tạo ra và nhân lên sức mạnh

tổng hợp to lớn của cả nước đánh giặc. Trong thực hiện hai chiến lược cách mạng đó, ở mỗi miền, Đảng ta chỉ rõ:

Cách mạng XHCN ở miền Bắc gắn bó chặt chẽ với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng cả nước, đối với cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến.

Kinh nghiệm rút ra:

Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.

Hai là, tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, sử dụng phương pháp cách mạng tổng hợp.

Ba là, phải có công tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp bộ Đảng và các cấp chi ủy quân đội, thực hiện giành thắng lợi từng bước đến thắng lợi hoàn toàn.

Bốn là, hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.

Hạn chế của Đảng trong thực tiễn: có thời điểm đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch chưa thật đầy đủ và còn có những biểu hiện nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

30

Danh mục tham khảo

https://youtu.be/piOBJFmIig

https://by.com.vn/guA2qv (Giáo trình Lịch sử Đảng) Giáo trinh Lịch sử Đảng không chuyên 7-2019

31

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và làm rõ mối QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN lược CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XHCN ở MIỀN bắc và CÁCH MẠNG DTDCND ở MIỀN NAM TRONG GIAI đoạn 1954 – 1975 (Trang 31 - 35)