II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊA – CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
b. Ảnh hưởng của Covid-19
4.2.1.3. Ảnh hưởng đến đại chính trị toàn cầu
Chiến địch quân sự của Nga tại Ukraine khiến các nước Liên minh châu Âu (EU) đoàn kết với nhau hơn. Lần đầu tiên, khối này quyết định cung cấp tài chính để tài trợ vũ khí cho Ukraine. Đức sau nhiều năm theo đuổi chính sách tránh can dự, cũng đã quyết định gửi vũ khí cho Ukraine.
Thụy Điển và Phần Lan đã thay đổi lập trường xem xét việc gia nhập NATO. Một cuộc thăm dò dư luận ở Thụy Điển ngày 25/2 cho thấy, có tới 41% số người được hỏi ủng hộ nước này gia nhập NATO, chỉ có 35% phản đối. Từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, tỷ lệ ủng hộ thường ở mức 35%.
Tại Phần Lan, một cuộc thăm dò ngày 25/2, có tới 53% số người được hỏi ủng hộ gia nhập NATO. Năm 2017, các cuộc thăm dò chỉ có 19% muốn Phần Lan gia nhập NATO và tỷ lệ này tương đối ổn định. Trong khi đó, vào đầu tháng 3, Moldova và Georgia cũng nộp đơn xin gia nhập EU.
Mỹ cũng đang đối mặt với áp lực phải thay đổi chính sách đối ngoại cũng như làm thay đổi tính toán chiến lược của nước này. Nếu như trước đó, Mỹ ưu tiên tập hợp các liên minh để đối phó với Trung Quốc, thì nay cùng một lúc phải đối phó với cả Nga và Trung Quốc.
Các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, kể cả Israel, không lên tiếng ủng hộ Washington trong việc lên án Nga tấn công Ukraine và trừng phạt nước này. Ấn Độ-một đối tác của Mỹ trong nhóm “Bộ tứ” đã từ chối chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga do mối quan hệ an ninh hàng thập kỷ qua với Moscow.