Y tế công cộng
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật về quản lý viên chức, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Cần triển khai xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định cụ thể của Trường khi Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2020 để áp dụng, thực hiện, đặc biệt là các nội dung mới.
Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức của đơn vị cho phù hợp với tinh thần pháp luật mới về viên chức, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Quy chế phải thể hiện rõ các nội dung như: đối tượng áp dụng; các nguyên tắc tổ chức thi tuyển; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý và tổ chức thi tuyển viên chức, điều kiện dự tuyển, thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng thi, của Ban coi thi, Ban chấm thi, chấm thi, phúc tra bài thi, việc xử lý những trường hợp thi tuyển có điểm bằng nhau, chính sách ưu tiên trong thi tuyển… Nên quy định những chế tài cụ thể cho từng hành vi vi phạm đối với các đối tượng có liên quan đến kỳ thi.
Cần có một văn bản hệ thống lại các chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Y tế công cộng để đảm bảo các quy định trong luật đều phải được thi hành trong thực tế. Cần hoàn thiện hơn nữa những quy định về chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, làm cơ sở cho việc xét tuyển viên chức diễn ra thuận lợi hơn, tạo cơ sở, tiền đề để quá trình tuyển dụng tiến hành được thuận lợi hơn.
Khi xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật cần lưu ý tới một số đối tượng đặc biệt. Cần có quy định về thủ tục đặc biệt trong việc tuyển dụng đối với người có tài năng và người có trình độ chuyên môn cao như: thành lập một hội đồng tuyển dụng mà thành viên của hội đồng là những người có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm công tác, có uy tín trong chuyên môn, bên cạnh đó có thể mời một số chuyên gia Y học, quản lý. Việc thành lập một hội đồng độc lập sẽ làm cho việc tuyển dụng diễn ra công bằng, minh bạch hơn, đồng thời giảm khối lượng công việc cho đơn vị sử dụng. Đây là vấn đề cần nghiên cứu trong thực tế.
3.2.1.2. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập Các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta trong thời gian tới cần tập trung vào những điểm sau:
Thứ nhất, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Thứ hai, cần rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế.
Thứ ba, nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị. Ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác định rõ thẩm quyền,
trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ tư, áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch hội đồng trường.
Thứ năm, thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập.
3.2.1.3. Phân định trách nhiệm trong thực hiện pháp lý về viên chức Một là, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan chủ quản)
Bộ Y tế phải đóng vai trò định hướng, chỉ đạo Trường đi đúng định hướng, chức năng nhiệm vụ được giao. Kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ công tác thực hiện pháp luật về viên chức tại Trường để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của viên chức.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bổ nhiệm, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức … là những nội dung quan trọng của công tác tổ chức cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ viên chức có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo của Trường.
Trong các kỳ tuyển dụng, Bộ Y tế cần có cơ chế giám sát Trường trong công tác thu hồ sơ, đảm bảo thu hồ sơ đúng đối tượng, đúng cơ cấu chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm đã được phê duyệt và tất cả các thí sinh đủ điều kiện dự thi đều nộp được hồ sơ thi tuyển mà không gặp bất cứ sự gây khó khăn nào. Trong công tác tuyển dụng, phải cử cán bộ thanh kiểm tra từ việc
lập kế hoạch, tổ chức xét tuyển và khâu phỏng vấn nhằm đảm bảo tính khách quan công bằng và hiệu quả.
Việc sử dụng, sắp xếp, bố trí và quản lý viên chức theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng viên chức không làm biến động (tăng hoặc giảm) biên chế của Trường, tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được tiêu chuẩn, chức danh vị trị việc làm, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hai là, trách nhiệm Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập cần thực hiện đúng theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 03/2016/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2016 quy định nhiệm vụ của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập gồm các nhiệm vụ sau: Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập; Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông qua việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị cấu thành của đơn vị sự nghiệp công lập; đề án xác định vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định; Thông qua kế hoạch tài chính, mức phí của các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Trách nhiệm người đứng đầu (Giám đốc/Hiệu trưởng…) đơn vị sự nghiệp công lập;
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nghiêm chỉnh thức hiện theo các quy định hiện hành tại Điều 4 Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:
Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức; Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của đơn vị. Cuối năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan, đơn vị tại hội nghị cán bộ, viên chức.
Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định; Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, viên chức. Khi cán bộ, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi; Thông báo công khai để cán bộ, viên chức biết những việc được quy định
Ban hành quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, đơn vị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan, đơn vị quy định, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật; Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, viên chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
-Trách nhiệm cá nhân viên chức
Mỗi viên chức cần đáp ứng đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời phải có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, coi đây là công việc thực sự quan trọng. Bởi lẽ, bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, nhất là đối với hoạt động giáo dục luôn gắn liền với giáo dục con người… Không có chuẩn mực nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp sẽ là môi trường cho viên chức, tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền,… Việc giáo dục liêm chính, đạo đức, đạo đức nghề nghiệp phải được đưa vào chương trình giáo dục để hình thành thói
quen và ngấm sâu vào nhận thức của mỗi cá nhân.
Viên chức làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo là phải tôn trọng truyền thống “tôn sư trọng đạo”; thầy phải biết trọng đạo, phải biết quý học trò của mình. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng người đòi hỏi những viên chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Ngoài truyền thống tôn sư trọng đạo, đòi hỏi các giáo viên, viên chức làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phải ý thức được đầy đủ vai trò quyết định của mình trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo “phải
không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học” [28]. Thầy giáo phải thực sự là “khuôn vàng, thước ngọc”, là chuẩn mực về đức độ và tài năng cho học sinh noi theo. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Muốn xã hội tôn vinh mình thì các giảng viên, viên chức làm việc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phải biết tự đề cao đạo đức nghề nghiệp của mình, tự tôn vinh mình bằng chính tài năng đức độ của mình. Không được lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, tuyên truyền mê tín, dị đoan, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội; “không được lợi dụng các hoạt động
giáo dục vào các mục đích vụ lợi”.
- Nâng cao năng lực đội ngũ viên chức
Đây là giải pháp mang tính quyết định để thực hiện thành công cải cách nền hành chính. Không có đội ngũ viên chức đủ năng lực hoạch định chính sách, dấn thân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì khó có được những thể chế, chính sách theo kịp và định hướng cho sự phát triển của nền
kinh tế - xã hội. Muốn có đội ngũ viên chức có năng lực phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ tuyển dụng đến bố trí, sử dụng viên chức, trong đó tập trung vào những việc sau:
- Thực hiện tuyển dụng theo nguyên tắc đúng người, đúng việc; lấy công việc và hiệu quả công việc làm tiêu chí lựa chọn viên chức. Công tác tuyển dụng phải thực sự khách quan, công tâm và công bằng. Bổ nhiệm theo năng lực, sở trường, kiên quyết loại trừ tệ “chạy chức, chạy quyền” để hưởng lợi.
- Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế cho người đứng đầu tổ chức sử dụng viên chức. Quy định trách nhiệm liên đới của người đứng đầu đối với viên chức dưới quyền. Cho phép người thủ trưởng được trực tiếp tuyển dụng nhưng phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu nhân viên cấp dưới làm sai.
- Thực hiện bố trí, sử dụng viên chức theo cơ chế giao việc, khoán việc và quy trách nhiệm đến cùng. Áp dụng chế độ vị trí việc làm để xác định tiền lương, tiền công và các chế độ, chính sách đối với đội ngũ viên chức.
- Có thái độ kiên quyết, dứt khoát đối với những viên chức không đáp ứng được công việc. Kiên quyết đưa ra khỏi tổ chức những người không làm được việc, đồng thời giải quyết thỏa đáng chế độ tài chính cho những đối tượng này, để bảo đảm trong cơ quan thực sự chỉ có người làm được việc và cống hiến cho cơ quan. Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 04 năm 2015 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Không chỉ giảm số lượng biên chế mà còn phải làm tinh gọn tổ chức, tăng chất lượng, năng lực của viên