Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực:

Một phần của tài liệu Thiết kế bố trí hệ thống thủy lực phục vụ một số thiết bị mặt boong trên tàu biển đông sử dụng làm mô hình học tập (Trang 37)

Khi van ngắt (15) mở và động cơ điện lai bơm thủy lực (3) hoạt động dầu sẽ được bơm từ két dầu qua bơm thủy lực và lên đến van ba ngã (14), tại đây dầu sẽ đi theo hướng khác nhau tùy theo vị trí của tay gạt van ba ngã (4).

Khi tay gạt van ba ngã ở vị trí I thì dầu sẽ đi vào nhánh số I qua van trượt điều khiển 4/3 (6) của tời cẩu, tại đây tùy vào vị trí của cần gạt của van trượt điều khiển thì dầu sẽ đi qua động cơ thủy lực theo các hướng khác nhau, sau đó dầu thủy lực sẽ tiếp tục đi vào van trượt điều khiển 4/3 (12) của tời kéo 1. Tại van trượt điều khiển 3/4 (12) của tời kéo 1, dầu sẽ được đưa vào động cơ thủy lực tời kéo 1 theo các hướng khác nhau, sau đó dầu thủy lực được đưa về đường dầu hồi.

Tương tự, nếu tay gạt van ba ngã ở vị trí số II, dầu thủy lực sẽ đi vào nhánh số II, qua van trượt 4/3 của tời neo để điều khiển động cơ thủy lực tời neo. Tiếp theo dầu tiếp tục đi vào van trượt 4/3 của tời kéo 2 để điều khiển động cơ thủy lực tời kéo 2 sau đó trở về đường dầu hồi. Tại đường dầu hồi, dầu thủy lực được đưa vào bộ làm mát dầu (19) và bộ lọc dầu (20) trước khi trở về thùng chứa.

Các van trượt điều khiển 4/3 có tác dụng làm thay đổi chiều quay của động cơ thủy lực tùy vào 3 vị trí của van. Cụm van cân bằng (5) có tác dụng làm cho dầu hai bên đường ống vào và ra động cơ thủy lực có thể qua lại làm cho động cơ thủy lực có thể quay một đoạn để tránh sự quá tải của hệ thống.

Van an toàn (4) có nhiệm vụ bảo vệ bơm thủy lực khi xảy ra sự cố nghẽn dầu do đường ống hoặc van ngắt(15) vẫn đóng, dầu sẽ qua van an toàn trở về két.

Một phần của tài liệu Thiết kế bố trí hệ thống thủy lực phục vụ một số thiết bị mặt boong trên tàu biển đông sử dụng làm mô hình học tập (Trang 37)