Nội dung của quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk (Trang 28 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.Nội dung của quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng

1.2.1. Ban hành hệ thống văn bản pháp luật

Để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và về trật tƣ xây dựng nói riêng đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả nhất thiết phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất trong đó có pháp luật về trật tự xây dựng. Do đó nội dung quan trọng hàng đầu không thể thiếu đƣợc của quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đó là xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ sở pháp lý để quản lý trật tự xây dựng là các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tƣ và các văn bản quản lý nhà nƣớc. Hệ thống trên chứa đựng các quy định của Nhà nƣớc về quản lý trật tự xây dựng. Ngoài ra còn có các văn bản chỉ đạo, kế hoạch của Trung ƣơng, của tỉnh, thị xã; hƣơng ƣớc, quy ƣớc của thôn, buôn, tổ dân phố điều chỉnh các hoạt động trật tự xây dựng. Nhƣ vậy, việc quản lý trật tự xây dựng ở nƣớc ta hiện nay đƣợc thể chế hóa bằng các Luật và văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ban hành, cụ thể gồm các loại văn bản sau:

- Bộ luật: Bộ luật dân sự ngày 24/11/2015.

- Luật: Luật tổ chức Chính quyền địa phƣơng ngày 19 tháng 06 năm 2015 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng ngày 22/11/2019); Luật xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng,

ngày 17/6/2020); Luật Cán bộ, công chức, ngày 13/11/2008 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019); Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Luật thanh tra ngày 15/11/2010; Luật Khiếu nại, ngày 11/11/2011; Luật Tố cáo, ngày 12/6/2018; Luật Tiếp công dân, ngày 25/11/2013; Luật Phòng, chống tham nhũng, ngày 20/11/2018; Luật quy hoạch đô thị năm 2009 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018); Luật Quy hoạch, ngày 24/11/2017; Luật Nhà ở, ngày 25/11/2014; Luật Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 20/6/2012.

- Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ: Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày ngày 07 tháng 4 năm 2010 của chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị (Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng).

Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng.

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Nghị định số 139/2019/NĐ-CP, ngày 27/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tƣ xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.

Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng.

Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 97/2017/NĐ-CP, ngày 18/8/2917 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ. Nghị định số 81/2017/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, ngày 14/9/2020 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ.

Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP, ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

Nghị định số 10/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010 của Chính phủ quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg, ngày 22/6/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội; Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg, ngày 09/12/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg, ngày 22/6/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Thông tƣ của Bộ trƣởng và Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ:

Thông tƣ liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV, ngày 16/11/2015 của Bộ Nội vụ - Bộ Xây dựng Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thuộc ngành Xây dựng

Thông tƣ liên tịch số 06/2014/TTLT-BXD-BNV ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng.

Thông tƣ số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.

- Các văn bản của UBND tỉnh Đăk Lăk và UBND thị xã Buôn Hồ: Quyết định số 712/QĐ-UBND, ngày 15/3/2016 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng.

Quyết định số 2823/QĐ-UBND, ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng.

Quyết định số 44/QĐ-UBND, ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.

Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk, quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Công văn số 5412/UBND-CN, ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Công văn số 1022/UBND-CN, ngày 11/02/2020 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Công văn số 674/UBND-CN, ngày 21/01/2021 của UBND tỉnh Đăk Lăk, về việc công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 66/QĐ-UBND, ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức biên chế của phòng Quản lý đô thị thị xã Buôn Hồ.

Công văn số 291/UBND-VP, ngày 25/02/2020 của UBND thị xã Buôn Hồ, về việc tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã.

Công văn số 1491/UBND-VP, ngày 31/10/2018 của UBND thị xã Buôn Hồ, về việc tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng trên địa bàn thị xã.

Công văn số 1775/UBND-QLĐT, ngày 06/11/2021 của UBND thị xã Buôn Hồ, về việc tăng cƣờng công tác quản lý trật tự xây dựng, lập lại trật tự đô thị và quản lý đất đai trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng

Theo quy định của pháp luật, bộ máy quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đƣợc tổ chức thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trong cả nƣớc. Bộ xây dựng chịu trách nhiệm tham mƣu, giúp Chính phủ quản lý về trật tự xây dựng trong phạm vi cả nƣớc, thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng theo sự phân cấp của Chính phủ; ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ; UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng tại địa phƣơng mình theo sự phân cấp của Chính phủ và của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tham mƣu, giúp cho UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là Sở Xây dựng (Riêng Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Sở Quy hoạch Kiến trúc).

Tham mƣu, giúp cho UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là phòng Quản lý đô thị (Đối với thành phố, thị xã thuộc tỉnh; thành phố, thị xã, quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Riêng đối với Thành phố Hà Nội còn có Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị) hoặc phòng Kinh tế hạ tầng (đối với UBND huyện).

Tham mƣu, giúp cho UBND cấp xã trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trƣờng (đối với phƣờng, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trƣờng (đối với xã).

Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong quản lý trật tự xây dựng:

- Bộ Xây dựng: Ban hành mẫu giấy phép xây dựng công trình; hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động đầu tƣ phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý phát triển đô thị mới, nâng cấp, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang, mở rộng và tái thiết đô thị; hƣớng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị; cấp giấy phép xây dựng đối với công trình loại đặc biệt.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý trật tự xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn (trừ công trình bí mật nhà nƣớc); ban hành các quy định về: quản lý trật tự xây dựng; phân cấp, ủy quyền quản lý trật tự xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chƣa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cƣ nông thôn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cƣỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp, vƣớng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

- Sở Xây dựng: Triển khai, tập huấn việc cấp giấy phép xây dựng gắn với công tác thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng công trình cho các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, thẩm định công trình trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan ban hành quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị cho từng khu vực để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với khu vực chƣa có quy hoạch chi tiết xây dựng trong đô thị, trong khu chức năng và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cƣ nông thôn; tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; tổng hợp, đề xuất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải quyết đối với những trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền hoặc xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện có khó khăn, vƣớng mắc theo đề nghị của các cơ quan cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn. Cấp giấy phép xây dựng theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình thuộc đối tƣợng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn, trừ công trình phân cấp cho UBND cấp huyện, cấp xã.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộc địa bàn quản lý, xác định vùng quy hoạch chƣa có điều kiện triển khai thực hiện để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng có thời hạn; công bố công khai theo quy định các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, cung cấp đầy đủ các dữ liệu nêu trên cho Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi, giám sát và làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng theo quy định; có trách nhiệm kiểm tra, chịu trách nhiệm trƣớc UBND cấp tỉnh về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý; đối với những công trình không thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng, kịp

thời phát hiện và báo cáo về Sở Xây dựng những trƣờng hợp xây dựng không phép, sai phép; tăng cƣờng công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ công chức có năng lực chuyên môn để thực hiện tốt công tác cấp phép xây dựng tại địa phƣơng; tổng hợp báo cáo việc cấp giấy phép xây dựng cho Sở Xây dựng theo định kỳ quy định; tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến, tuyên truyền, hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk (Trang 28 - 39)