Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu

- Về cơ chế, chính sách:

+ Đối với phân cấp quản lý NSNN: Phân cấp theo Luật NSNN 2015 đã trao những quyền lực mới về NSNN cho các bộ, ngành, địa phương nhưng chưa đồng bộ với các thể chế nhằm thiết lập và duy trì kỷ luật tài khóa, tài chính, chính trị; chưa thiết lập được hạn chế ngân sách cứng; thiếu hệ thống theo dõi, đánh giá phù hợp và không có các chế tài thưởng phạt đúng mức. Mặc dù chưa có tác động rõ rệt, song với tình trạng dàn trải trong chi đầu tư, nợ XDCB và đà tăng của chi đầu tư, chi NSĐP, kéo theo sự tăng tốc của bổ sung cân đối hiện nay thì không chỉ hiệu quả, hiệu lực của phân bổ nguồn lực, sử dụng nguồn lực công không được bảo đảm; cân đối thu - chi NSNN bị đe dọa; mà các tác động tiêu cực tới kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục dẫn tới tác động kép tới các hoạt động thu - chi và sự bền vững của cả nền kinh tế.

+ Các quy định của pháp luật về quản lý tài chính ngân sách chưa thật đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách, đổi mới toàn diện trong lĩnh vực tài chính công. Một trong những nguyên nhân của việc chấp hành các quy định của pháp luật

chưa nghiêm là bản thân những quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành chưa thật đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, các điều kiện bảo đảm trong triển khai thực hiện như tổ chức và nhân sự, cơ chế hoạt động, chế tài xử lý vi phạm, điều kiện vật chất... của từng tổ chức, cá nhân trong bộ máy quản lý tài chính - ngân sách chưa thật rõ, cụ thể. Việc sửa đỏi, bổ sung một số quy định của pháp luật diễn ra liên tục, phá vỡ tính ổn định tương đối của hệ thống pháp luật cũng gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành NSNN, thậm chí còn gây ra khiếu kiện như chính sách đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng; các văn bản hướng dẫn thực hiện đầu tư và xây dựng giữa các Bộ Xây dựng, Tài chính không đồng bộ... Nhiều quy định về quản lý đầu tư, quản lý tài chính ngân sách, về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi... không hợp lý, thiếu đồng bộ nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi, dẫn tới việc vi phạm các quy định hiện hành.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Trong những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn của cả nước nói chung và của huyện Ea Súp nói riêng đã tác động nhiều đến quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện như lạm phát trong những năm qua tăng cao dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, trong khi tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng rất hạn chế làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, huyện lại là huyện miền núi nghèo, chủ yếu thuần nông nên tình hình thời tiết phức tạp, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân…Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu, công tác quản lý ngân sách của huyện.

- Bộ máy quản lý NSNN từ huyện tới cơ sở còn chưa thực sự năng động, sáng tạo, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN còn nhiều hạn chế. Nhiều sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân sách đều do chủ quan trong quản lý, điều hành ngân sách gây ra, thậm chí có những vấn đề đã biết rõ việc sử dụng NSNN không đúng pháp luật, không có hiệu quả nhưng vì lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích cá nhân vẫn

quyết định triển khai thực hiện, phân bổ vốn đầu tư từ NSNN thiếu tập trung, dàn trải, quá thời gian quy định. Sau khi Luật ngân sách ra đời và tổ chức triển khai thực hiện, ngân sách xã đã được xác định là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN. Tuy nhiên, giữa yêu cầu quản lý theo Luật và trình độ đội ngũ kế toán còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, cán bộ tài chính xã chưa được quan tâm đúng mức về thu nhập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn.

Việc công khai, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban, xã, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, của các đoàn thể chính trị - xã hội, của các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách. Tình trạng tài chính khối xã, thị trấn không lành mạnh chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, vẫn còn tình trạng nể nang nương nhẹ, nên có những khoản thu sai, những khoản chi qua nhiều năm vẫn không giải quyết dứt điểm được.

Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Trên cơ sở khoa học về vấn đề lý luận chung về quản lý ngân sách nhà nước ở Chương 1, Chương 2 luận văn khái quát tình hình kinh tế, xã hội huyện Ea Súp cũng như tình hình NSNN huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk .

Trong chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ở ba nội dung chính là công tác lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN và quyết toán NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Đó cũng là cơ sở để luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý NSNN huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Ea Súp

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp

3.1.1.1. Quan điểm phát triển:

Phát huy hiệu quả nội lực, thu hút các nguồn ngoại lực nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ theo hướng chất lượng, khai thác có chiều sâu các ngành, lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội.

Phát triển kinh tế Đắk Lắk theo hướng liên kết mở, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trên cơ sở liên kết phát huy hiệu quả tổng hợp vùng Tây Nguyên, tham gia và nâng dần vaitrò của tỉnh trong chuỗi giá trị toàn cầu, khẳng định vị thế của tỉnh đối với vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và cả nước.

Phát triển theo hướng tập trung ưu tiên các ngành có lợi thế, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo chiều sâu vào các khâu, các lĩnh vực, các vùng có thể tạo hiệu quả và sức lan tỏa, phù hợp với nguồn lực từ ngân sách nhằm huy động, lôi kéo các nguồn lực khác tham gia đầu tư phát triển gắn với ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhân lực.

Phát triển theo hướng bền vững gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái. Chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm nghèo bền vững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong tỉnh. Phát triển theo hướng bền vững gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái. Chú trọng

hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm nghèo bền vững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong tỉnh. Gắn mục tiêu kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

Phát triển theo hướng bền vững gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái. Chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm nghèo bềnvững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong tỉnh. Gắn mục tiêu kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện a. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2021 và những năm tiếp theo, kinh tế Đắk Lắk đi theo hướng “xanh” (chú trọng môi trường sinh thái), bền vững, khai thác các lợi thế phát triển theo chiều sâu, liên kết mở, hội nhập khu vực và quốc tế. Xây dựng huyện Ea Súp với hạ tầng đồng bộ, đảm nhiệm chức năng đầu mối về thương mại, giao thông vận tải, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, chuyển giao khoa học công nghệ của tỉnh. Phát triển các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đi đầu trong các hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; nâng cao rõ rệt chất lượng nguồn nhân lực, mức thụ hưởng của người dân về y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Đảm bảo vững chắc an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh.

b. Mục tiêu cụ thể Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,5 - 9%/năm; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 10,5 -11%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,5 - 5%/năm, dịch vụ tăng 11 - 11,5%/năm. Định hướng giai đoạn 2021 - 2030 là 10 -11%/năm; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 12 - 12,5%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,0 - 4,5%/năm, dịch vụ tăng 9 - 10%/năm;

Cơ cấu kinh tế các khu vực trong tổng GRDP (không tính thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm): Công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5 - 18%, nông lâm thủy sản chiếm 38,5 - 39,5%, dịch vụ chiếm 39 - 40%; định hướng năm 2030 tương ứng là: 37 - 38%, 19 - 20%, 34 - 35%;

GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 60 - 60,5 triệu đồng, định hướng năm 2030 đạt 217 - 220 triệu đồng;

Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2016 - 2020 đạt 3.765 triệu USD, năm 2020 là 850 triệu USD và năm 2030 là 3.500 triệu USD;

Huy động GRDP vào ngân sách đạt 7 - 8% giai đoạn 2016 - 2020 và ổn định giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7 - 8%. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 10%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 7 - 8%/năm giai đoạn 2021 - 2030;

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 29 - 30% GRDP và giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 30 - 31%.

Về xã hội:

Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 1,1% giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 1,0% giai đoạn 2021 - 2030. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,15 - 0,2%0/năm giai đoạn 2011 - 2020 và sau năm 2020 ổn định 0,15%o;

Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt khoảng 35%, đến năm 2030 đạt 46,5%;

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 60% trở lên, trong đó, đào tạo nghề đạt trên 45%; đến năm 2030 đạt 70% trở lên, trong đó đào tạo nghề đạt 60%;

Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 55% vào năm 2020, 38% năm 2030;

-Mỗi năm giải quyết việc làm cho 27 - 28 nghìn lao động (trong đó, việc làm tăng thêm: 15 - 16 nghìn người). Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 2,5 - 2,7% giai đoạn 2016 - 2020, 2,2 - 2,5% trong giai đoạn 2021 - 2030 và giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%;

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% năm 2020; định hướng đến năm 2030 mỗi năm giảm bình quân từ 1 - 2% (theo chuẩn nghèo hiện hành);

Tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa đạt 80% vào năm 2020 và 100% vào năm 2030. Tỷ lệ trường các bậc học đạt chuẩn quốc gia đạt 50% vào năm 2020 và 85% vào năm 2030;

Có 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm 2020. Năm 2020 đạt tỷ lệ 8 - 9 bác sỹ/vạn dân và năm 2030 đạt 9,5 - 10 bác sỹ/vạn dân. Giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 20% vào năm 2020 và dưới 15% vào năm 2030;

Phấn đấu đến năm 2020 có 40 - 45% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và đạt trên 60% vào năm 2030

3.1.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Một là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, huy động mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tập trung cao phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Hai là, tập trung cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cường tính chủ động của cấp ngân sách địa phương, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đường điện, trường học, trạm Y tế.

Ba là, động viên về thuế, phí vào ngân sách nhà nước song phải giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.

Bốn là, đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn; tích cực khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển; Tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được HĐND huyện thông qua hàng năm. Đảm bảo chi ngân sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội do đại hội Đảng bộ đề ra.

Năm là, chấp hành tốt Luật ngân sách Nhà nước; Tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w