ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TỈNH ĐĂK NÔNG I.Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Lịch sử 5 - Huỳnh Huy - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 42 - 47)

- 3HSTB,Y đọc ghi nhớ TUẦN

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TỈNH ĐĂK NÔNG I.Mục tiêu:

I.Mục tiêu:

-Nắm được một số thông tin về điều kiện tự nhiên- xã hội của tỉnh Đăk Nông

HĐ1: Vị trí địa lý, địa hình

MT:Nắm được vị trí dịa lý của tỉnh Đăk Nông

Làm việc cả lớp

- Nêu khái quát về vị trí địa lí của Đăk Nông? - Có địa hình như thế nào?

HĐ2: Khí hậu thời tiết

MT:Nắm được Khí hậu thời tiết của tỉnh Đăk Nông

Làm việc nhóm lớn

- Khí hậu thế nào?

HĐ3: Đất đai

MT:Nắm được Đất đai của tỉnh Đăk Nông

Làm việc cả lớp

- Nêu diện tích tỉnh Đăk Nông? - có những nhóm đất nào? - phát triển những loại cây gì?

Củng cố, dặn dò: Đọc toàn bộ thông tin đã sưu tầm. (3HSTB,Y)

-Nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị tiết sau.

Thông tin sưu tầm Vị trí địa lý

Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 170 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 160km về phía Đông.

Đăk Nông có 130 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v. của nước bạn Campuchia.

Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và

nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây

Nguyên. Địa hình

Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, độ cao trung bình khoảng 600 m đến

700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).

Nhìn tổng thể, địa hình Đăk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đăk Song, Đăk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đăk Rlâp, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Vì vậy, Đăk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung lũng thấp, có độ dốc từ 0- 30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5-100. Địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đăk Glong, Đắk R'Lấp.

Khí hậu thời tiết

Đăk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.

Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.

Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.

Thủy văn:

Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây

dựng các công trình thủy điện và phục vụ nhu cầu dân sinh. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:

Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk.

Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sông Krông Nô.

Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m3/s. Môduyn dòng chảy trung bình 47,9 m3/skm2.Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối ĐắkR'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km2, là hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện D9a8kR'tih và thủy điện Trị An.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR'tih, Đồng Nai 3,4.v.v.

Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở một số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.

Đất đai

Đăk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 650.927 ha.

Về thổ nhưỡng: Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đăk Mil, Đăk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.

Với tài nguyên đất đai nêu trên, Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan. Đồng thời rất thích hợp cho phát triển một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông, suối.

================================================TUẦN 32 TUẦN 32

Ngày soạn: 1/5/2019

Thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2019

LỊCH SỬ

Đăk Nia và Đồng bào Mạ ở xã Đắk Nia giữ nghề làm rượu cần truyền thống I.Mục tiêu:

-Nắm được một số thông tin về xã Đăk Nia, biết được ghè làm rượu cần truyền thống của địa phương.

HĐ1: Đăk Nia

MT:Nắm được một số thông tin của xã Đăk Nia

Làm việc cả lớp

Đăk Nia là một xã thuộc thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

• Diện tích: 110,38 km²

• Dân số: khoảng 3987 người tính đến năm 2016.

Địa giới hành chính: xã này nằm giáp các xã: Quảng Thành, Đăk Ha, Quảng Khê, Lộc Bảo, Nhân Đạo, Nhân Cơ.

HĐ1: Đồng bào Mạ ở xã Đắk Nia giữ nghề làm rượu cần truyền thống MT:Nắm được nghề làm rượu cần truyền thống của địa phương

Làm việc cả lớp

Đồng bào Mạ ở xã Đắk Nia giữ nghề làm rượu cần truyền thống

Từ nhiều năm nay, thường trước Tết vài tháng là gia đình chị Grum ở bon Bu Sốp, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) luôn là địa chỉ tin cậy để mọi người đến đặt làm rượu cần.

Theo chị Grum, ủ rượu cần là công việc thường xuyên của gia đình chị từ nhiều năm nay. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã được bà và mẹ chỉ dạy cho các công đoạn làm một ché rượu cần. Thời gian đầu, chị chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình, lâu lâu có ai nhờ thì mới làm. Uống rượu cần của chị làm, bà con hàng xóm đều khen rượu ngon.

Tiếng lành đồn xa, lượng người đến đặt hàng ngày càng đông nên chị đã mạnh dạn nghĩ đến việc mở cơ sở sản xuất với số lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trung bình mỗi năm, gia đình chị ủ và bán trên 300 ché rượu cần, chỉ tính riêng dịp tết là hơn 100 ché với mức giá từ 200.000-500.000 đồng/ché.

Chị Grum cho biết: “Quy trình làm rượu cần không khó, nhưng để ủ được ché rượu ngon lại là sự khéo tay và chú tâm của người làm. Mỗi ché rượu của từng gia đình có mỗi vị khác nhau, với nhạt, chua, cay, nồng, ngọt, thanh, đậm... Ngoài việc kiếm thêm thu nhập thì làm rượu cần còn là cách để tôi gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc".

Tương tự, anh K’Srai ở bon Tinh Wel Đơm cũng đang tất bật ủ hơn 100 ché rượu cần để bán dịp Tết. Theo anh K’Srai, trong những lần tham gia lễ hội và được nếm thử rượu cần truyền thống, anh cảm thấy rất thích thú. Từ đó, anh ấp ủ ý định làm rượu cần và tìm đến những người già trong bon để học cách nấu.

Thấy anh chăm chỉ tìm hiểu, những người già đã chỉ cho anh “bí quyết” làm rượu cần từ men vỏ cây rừng. Vậy là bắt đầu từ làm cho gia đình, người thân, bạn bè, họ hàng, từ năm 2008, gia đình K’Srai làm rượu cần bán ra thị trường. Đến nay, khi các bon làng trong vùng có tổ chức các lễ hội, đều đến gia đình anh để lấy rượu cần về phục vụ nghi lễ. Theo anh K’Srai, việc làm rượu cần tuy đơn giản, nhưng cũng có những “bí quyết” riêng của nó thì sản phẩm mới ngon, thu hút khách hàng. Để làm ra được một ché rượu cần ngon bao gồm nhiều công đoạn. Độ ngon của rượu cần phụ thuộc vào khâu đầu tiên là

men rượu.

Để có được men rượu ngon, anh phải lên rừng tìm lá, rễ cây để ủ men. Men rượu giã nhỏ, trộn đều với nếp, qua một đêm, mở ra thấy có mùi thơm ngào ngạt thì cho vào ché, lấy lá chuối khô đậy lại rồi mang đi ủ. Khoảng một tháng sau là rượu chín, nhưng để càng lâu thì càng thơm ngon, nước rượu càng ngọt, nồng chứ không bị chua hay đắng.

Điều đáng ghi nhận là từ khi bắt đầu làm rượu cần bán ra thị trường, gia đình anh luôn cố gắng bảo đảm chất lượng để vừa lòng khách hàng. Hiện tại, ngoài việc nỗ lực làm rượu cần ngon, anh cũng đang làm thủ tục đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mang thương hiệu “Rượu cần K’Srai- Na”.

Gia đình chị H’Mai ở bon Tinh Wel Đơm cũng ủ hơn 100 ché rượu cần bán Tết. Với mức giá từ 200.000-400.000 đồng/ché (tùy theo mức độ lớn, nhỏ của từng ché), mỗi năm gia đình chị bán hàng trăm ché rượu cần ra thị trường.

Chị H’Mai cho biết: “Những năm gần đây, nhu cầu uống rượu cần của khách hàng ngày càng nhiều nên gia đình cũng kiếm thêm thu nhập từ nghề này khá nhiều. Để thu hút khách hàng, gia đình tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm và vấn đề an toàn vệ sinh lên hàng đầu. Tôi cũng như bà con mong muốn thương hiệu rượu cần của người Mạ được đông đảo mọi người biết đến và đó cũng là cách giới thiệu văn hóa đặc trưng của dân tộc mình”.

Theo UBND xã Đắk Nia, trên địa bàn xã hiện có khoảng 10 hộ gia đình dân tộc Mạ vẫn đang giữ nghề làm rượu cần truyền thống để bán ra thị trường. Tuy chưa tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng và việc sản xuất chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, nhưng nhờ cách ủ truyền thống, cùng với men rượu đặc trưng nên rượu cần của bà con rất được khách hàng gần xa ưa chuộng.

======================================Địa lí Địa lí

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI TỈNH ĐĂK NÔNG (tiếp theo) I.Mục tiêu:

-Nắm được một số thông tin về điều kiện tự nhiên- xã hội của tỉnh Đăk Nông

HĐ1: Dân số

MT:Nắm được Dân số của tỉnh Đăk Nông

Làm việc cả lớp

- Có số dân khoảng bao nhiêu? - Tập trung chủ yếu ở đâu?

HĐ2: Dân tộc

MT:Nắm được Dân tộc của tỉnh Đăk Nông

Làm việc nhóm lớn

- Kể tên một số dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Đăk Nông? - Dân tộc nào có số dân đông nhất?

HĐ2: Tôn giáo- Tín ngưỡng

MT:Nắm được Tôn giáo- Tín ngưỡng của tỉnh Đăk Nông

Làm việc nhóm lớn

- Kể tên một số tôn giáo tín ngưỡng tại tỉnh Đăk Nông?

Củng cố, dặn dò: Đọc toàn bộ thông tin đã sưu tầm. (3HSTB,Y)

-Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị tiết sau.

Thông tin sưu tầm Dân số

Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh là 636.000 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.

Dân tộc

Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đăk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M'Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H'Mông .v.v.

Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng, H'Mông v.v. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ; cá biệt

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Lịch sử 5 - Huỳnh Huy - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w