Kết luận Chương 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu năng cân bằng tải trên điện toán đám mây (Trang 79 - 82)

5. Bố cục luận án

2.4. Kết luận Chương 2

Nội dung Chương 2 của Luận án trình bày 02 thuật toán nhằm mục đích cải tiến thời gian đáp ứng trên điện toán đám mây cùng các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh hiệu quả của thuật toán đề xuất.

Thuật toán thứ nhất là LBAIRT (công bố ở công trình CT4): Điểm mới của thuật toán LBAIRT là xét thêm số tham số thời gian hoàn thành công việc dự kiến của mỗi tài nguyên (VM). Kết quả mô phỏng cho thấy LBAIRT có tỉ lệ chấp nhận yêu cầu cao hơn, trong khi thời gian tính toán trung bình thấp hơn dẫn đến thời gian đáp ứng đã được cải thiện so với các công trình liên quan.

Thuật toán thứ hai là thuật toán RRTA (công bố ở công trình CT7), dùng kỹ thuật dự báo ARIMA để dự báo thời gian đáp ứng của VM tiếp theo. Thực nghiệm tiến

hành trên dữ liệu mô phỏng cho thấy, thuật toán RRTA có tỉ lệ chấp nhận yêu cầu cao hơn, cải thiện được thời gian đáp ứng so với các thuật toán Roud Robin, Throtted.

Nội dung Chương 2 được công bố ở các công trình (CT4) và (CT7).

Có nhiều phương pháp để nâng cao hiệu năng cân bằng tải trên điện toán đám mây, trong Chương 3 của Luận án tiếp tục nghiên cứu nâng cao khả năng này dựa trên một trong những tham số quan trọng là thời gian xử lý.

CHƯƠNG 3.

PHÁT TRIỂN MỘT SỐ THUẬT TOÁN CÂN BẰNG TẢI NHẰM CẢI THIỆN THỜI GIAN XỬ LÝ TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Nội dung Chương 3 là đề xuất 02 thuật toán cân bằng tải nhằm cải tiến thời gian xử lý trên điện toán đám mây, bao gồm: TMA, MMSIA. Thuật toán TMA, được công bố trong công trình (CT5), với thuật toán đề xuất này sẽ giúp việc dò tìm VM đang sẵn sàng ‘0’ với kích thước bảng “Available Index” thay đổi linh động hơn so với thuật toán Throttled. Thuật toán MMSIA (CT6) đề xuất đã cải tiến thuật toán lập lịch Max-Min giúp cải thiện thời gian xử lý các yêu cầu bằng cách phân nhóm các yêu cầu và các VM theo thời gian hoàn thành dự kiến và thời gian thực hiện hoàn thành tổng thể. Nội dung chương 3 được minh chứng bằng các công bố trong các công trình (CT5) và (CT6).

3.1. Đặt vấn đề

Thời gian xử lý là lượng thời gian mà đơn vị xử lý trung tâm (CPU) sử dụng để xử lý các hướng dẫn của chương trình máy tính hoặc hệ điều hành. Thời gian xử lý (CPU time) của một yêu cầu nhất định được định nghĩa là thời gian dành cho hệ thống thực hiện yêu cầu đó, bao gồm cả thời gian thực hiện các dịch vụ hệ thống. Thời gian CPU là thước đo thực sự của hiệu năng bộ xử lý/bộ nhớ. Thời gian CPU (hoặc thời gian thực thi CPU) là thời gian giữa lúc bắt đầu và kết thúc thực hiện một chương trình nhất định.

Cân bằng tải là cách phân chia và điều phối khối lượng công việc trên nhiều máy tính hoặc một cụm máy tính để các nguồn lực được tận dụng một cách hiệu quả, giảm thiểu được thời gian xử lý và thời gian đáp ứng, tối đa hóa thông lượng, tránh tình trạng quá tải tại một số máy chủ vật lý hay hạn chế số máy chủ nhàn rỗi làm lãng phí tài nguyên. Do đó, các thuật toán cân bằng tải đang cố gắng cải tiến thời gian xử lý các yêu cầu trên điện toán đám mây một cách tối ưu nhằm tăng hiệu năng phục vụ của hệ thống trung tâm dữ liệu đám mây. Vấn đề này hiện nay thực sự là một thử thách lớn, được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm rộng rãi và thực chất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu năng cân bằng tải trên điện toán đám mây (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)