Khắc phục nhược điểm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tâm lý LÃNH đạo của NHÂN vật dì GHẺ TRONG TRUYỆN cổ TÍCH tấm cám (Trang 28 - 31)

2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.2 Khắc phục nhược điểm

3.2.2.1 Về tính khí

Qua cái chết của Tấm do hành vi ác độc của Mẹ Cám xuất phát từ tính khí nóng nảy của bà, đã mang đến cho chúng ta bài học kinh nghiệm là phải quản trị tốt bản thân, biết tự kiềm chế và khắc phục tính khí nóng nảy của mình trong các mối quan hệ xung quanh. Trong thực tế, nếu người lãnh đạo không quản trị tốt bản thân sẽ dễ dàng bị tình cảm, tâm lý bản thân chi phối, làm cho việc đánh giá cấp dưới không công bằng và công tâm nữa.

3.2.2.2 Về tính cách

Vì sự ích kỷ, ghen ghét, ham danh lợi và thích khoe khoang, Mẹ Cám đã gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của Tấm, không tạo được sự đoàn kết, yêu thương trong gia đình. Trong gia đình, tính cách của mỗi người đều có phần ảnh hưởng quan trọng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của mối quan hệ đó. Trong tập thể cũng vậy, để c ông tác quản trị đạt hiệu quả cao, nhà lãnh đạo cần phải đào tạo và tạo môi trường để phát triển tính cách tốt của nhân viên và hạn chế tính cách xấu. Bản thâ n nhà lãnh đạo cũng phải tự quản lý và rèn luyện bản thân, rèn luyện tính cách tốt để làm gương cho nhân viên.

3.2.2.3 Về năng lực

Thứ nhất, nhân vật Mẹ Cám đã không tạo được một hình mẫu lý tưởng của người chủ gia đình, một tấm gương sáng đối vớ i các con bằng việc ra lệnh nhằm đạt được mục tiêu cá nhân. Trên thực tế, nhà lãnh đạo đòi hỏi phải có tư duy linh hoạt, phẩm chất chính trực và nhạy bén khi xử lý vấn đề.

Thứ hai, Mẹ Cám có những lời lẽ thuyết phục tạo được hình ảnh “Mẹ hiền” trong mắt mọi người nhưng sự thật đằng sau đó là hoàn toàn ngược lại. Trong thực tế, nhà lãnh đạo cần phả i xem trọng lời nói của mình. Nói phả i đi đôi với hành. Có như vậy mới tạo dựng được niềm tin và uy tín cho người khác. Không nên dối trá, lừa gạt người khác bởi vì “cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”.

Thứ ba, Trong truyện, Cám và Mẹ Cám tương tác rất ăn ý với nhau tuy nhiên họ lại vận dụng nó trong việc xây dựng kế hoạch hại Tấm nhằ m đạt được mục đích của chính bản thân mình. Trong thực tế, nhà lãnh đạo cần có tính tương tác tốt với

18

tất cả mọi người, phá t huy những ưu điểm của bản thân và vận dụng đúng vào từng tình huống cụ thể. Làm bất cứ việc gì cũng phải để chữ “Tâm” lên đầu.

Mạnh Tử có câu “Nhân chi sơ tính bổn thiện” nhưng Tuân Tử cũng có câu “Nhân chi sơ tính bổn á c”. Con người ai cũng có hai mặt là thiện và ác. Tính cách có thể thay đổi theo yếu tố môi trường, nế u biết tự quản trị bản thân thì tính thiện có thể thắng tính ác và phản ánh bằng tính cách tốt, ngược lại nếu không biế t tự quản trị bản thân để cho những cái xấu chi phối bản tính thì tính cách con người sẽ được phản ánh bằng tính xấu. Qua nhân vật M ẹ Cám ta thấy được, Nhà lãnh đạo cần có năng lực, song đi đôi với năng lực chính là cái “tâm” của nhà lãnh đạo phải “tốt”, nếu “tâm bất chính” mà nhà lãnh đạ o lại có năng lực thì sẽ là tai họa. Nhà lãnh đạo cần phải “Tu thân”, rồi mới “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

19

KẾT LUẬN

Nhà lãnh đạo cần có năng lực, đồng thời phải nghiên cứu phân tích tâm lý nhân viên mình để phân công và sắp xếp nhân sự, chính sách quản lý phù hợp. Song việc phân công công việc phải có s ự công bằng, công chính và công khai, như vậy người lãnh đạo mới tạo và giữ được uy quyền của mình.

Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người, và cũng là hình ảnh mọi người nhìn vào để điều chỉnh hành vi của mỗi cá thể. Vì vậy người lãnh đạo cần phải hoàn thiện hơn chính bản thân mình, để có thể phân tích, tính toán, đánh giá và suy luận để giải quyết những vấn đề khó khăn.

Qua bài tiểu luận này, các thành viên trong nhóm đã có những bài học kinh nghiệm riêng cho bản thân mình trong cuộc sống và trong công việc, góp phần hoàn thiện bản thân thông qua việc cải thiện các hành vi vì chính hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách quyết định số phận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Dale Carnegie, Nguyễn Hiến Lê dịch (2007), Đắc nhân Tâm – Bí quyết để thành công, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh.

[2]. Matsushita Konosuke, Trần Quan Tuệ dịch (1999), Nhân sự chìa khoá của thành công, NXB Giao Thông, Hà Nội.

[3]. TS. Huỳnh Thanh Tú (2015), Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[4]. TS. Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục.

[5]. TS. Nguyễn Hữu Lam (2002), Hành vi tổ chức, NXB Giáo dục.

Nguồn từ các website:

[1]. Tấm Cám, http://www.sachhayonline.com/tua-sach/kho-tang-truyen-co-tich- viet-nam/tam-cam/1840.

[2]. Tấm Cám, https://vi.wikipedia.org/wiki/Tấm_Cám

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH tâm lý LÃNH đạo của NHÂN vật dì GHẺ TRONG TRUYỆN cổ TÍCH tấm cám (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w