Một số giải pháp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN xã hội học đ ề tài đô THỊ hóa ở TP HCM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 30)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.2 Một số giải pháp

Để hạn chế cũng như những yếu tố tiêu cực trong quá trình đô thị hoá ven đô thành phố Hồ Chí Minh, ta thấy được còn khá nhiều vấn đề cần giải quyết, trước mắt cần xem xét một số mặt sau đây:

- Trước hết phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ nâng cao hiệu quả phát triển đô thị

và nâng tầm quản lý phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, sống tốt là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, đồng thời là trọng tâm trước mắt. Phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị có tầm quan trọng đặc biệt bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích trước mắt và lâu dài, bộ phận và toàn cục, cá thể và cộng đồng. Đó là nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền, của nhiều cơ quan và của toàn dân. Trong đó chính quyền với hệ thống cơ quan chức năng đóng vai trò chính. Xây dựng chính sách phát triển đô thị mang tính chiến lược với cơ sở lý thuyết phát triển phù hợp.

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời đó là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề

22

lao động, việc làm để đảm bảo cho người dân ven đô được làm việc có thu nhập ổn định, làm chủ cuộc sống của mình, tránh mọi phiền toái cho xã hội.

- Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới đối với cư dân đô thị, hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến lối sống văn minh lịch sự của cư dân đô thị.

- Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững.

- Bảo vệ môi trường đô thị thông qua công tác đồng bộ trên các mặt luật pháp, hành chính, kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi trường lao động, giảm thiểu tác động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã hội đô thị. Việc bảo vệ môi trường đô thị là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức, các cộng đồng và sự tham gia của người dân. Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội.

- Quy hoạch vùng đô thị phải xuất phát từ lợi ích toàn vùng, nên cần bố trí hiệu

quả kết cấu hạ tầng và phân khu cho sự tăng trưởng bền vững của cả vùng, góp phần phát triển của quốc gia và cho từng địa phương trong vùng. Trong vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cần phát triển các đô thị đối trọng trong vùng theo các hướng phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh để giảm bớt áp lực cho Thành phố. Phát triển đô thị đa cực trên phạm vi vùng, không giới hạn trong từng đô thị, từng địa phương. Điều này liên quan đến vấn đề liên kết vùng, quản trị vùng vốn đang là yếu kém, hạn chế hiện nay. Do vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia phải có qui chế, qui định rõ ràng về vấn đề này, tránh tình trạng “cơ cấu kinh tế Tỉnh” như hiện nay.

- Muốn phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện

đại thì phải có bộ máy chính quyền quản lý thích hợp. Chức năng cơ bản của chính quyền là quản lý xã hội, phục vụ xã hội và phục vụ dân chúng. Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là xã hội đô thị, dân chúng sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh là thị dân, do vậy tổ chức chính quyền ở thành phố Hồ Chí Minh phải là chính quyền đô thị2. Nhưng đến nay, bộ máy chính quyền thành phố “thống nhất” với các tỉnh

23

thành trong cả nước, “trên có gì, Thành phố có đó”. Thiết tưởng, việc nghiên cứu để xây dựng chính quyền đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh (và các đô thị khác trong cả nước) nên được tiếp tục để phục vụ cho công việc phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị ngày càng tốt hơn, theo hướng văn minh, hiện đại, sống tốt (12).

KẾT LUẬN

Đô thị hóa là một kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội, là quá trình diễn ra cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ đô thị hòa còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, các vùng lãnh thộ. Là một quá trình tất yếu tạo ra sự phát triền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa không chỉ tác động trở lại đối với quá trình phát triển các ngành và nền kinh tế mà còn tác động đến các vấn đề xã hội, môi trường và cuộc sống con người. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng cả nước và sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực ở Đông Nam Á. Đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh góp phần tạo ra tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng cũng có những vấn đề nan giải cho việc hoạch định chính sách, khi tăng trưởng kinh tế ở thành phố có biểu hiện chậm lại, công tác quản lý đô thị và cải cách hành chính còn chậm. Vì không có quy hoạch tổng thể nên ở Thành phố Hồ Chi Minh thường xuyên xảy ra tình trạng sụt lún, ùn tắt, ngập nước. Phân luồng giao thông còn chưa khoa học. Vì thế nên kéo theo những hệ lụy như tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Đô thị hóa tạo ra tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, nhưng chất lượng cuộc sống của cư dân thành phố Hồ Chí Minh chưa được chú trọng thích đáng. Vấn đề phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh phải gắn liền với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, hạn chế sự phân cực giàu nghèo trong xã hội. Vì mục tiêu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố văn minh, hiện đại thì cần phải tiến hành các chiến lược, chính sách quy hoạch đô thị với tầm nhìn lâu dài 5, 10 năm và thậm chí có thể nhiều hơn thế nữa. Có như thế, mới hạn chế

24

cũng như tránh được việc phải giải quyết những hậu quả nặng nề từ những tác động xấu mà quá trình đô thị hóa mang lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://sxd.dongnai.gov.vn/

2. https://sites.google.com/site/httpsteam4/khai-niem

3. https://trithuccongdong.net/dac-diem-cua-do-thi-hoa.html

4. Nguyễn Đình Đầu (2007), “Diện tích thành phố Hồ Chí Minh rộng bao nhiêu?”,

Địa lý Gia Định - Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Văn hóa Sài Gòn, 2007, tr.16, 225 tr.

5. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Tái bản 1998, NXB Giáo Dục, Hà Nội

1998, 785 tr.

6. Nguyễn Đức Hòa,

7. Lê Quang Hậu, “Vài nét về quá trình đô thị hóa cưỡng bức ở Sài Gòn thời kỳ 1954

-1975”, Phát triển đô thị bền vững, NXB Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh,2002, sđd…tr. 590 - 593, 650 tr.

8. “Thành ph9 Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh t* c3a cả nưBc”

http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/gioi_thieu_chung/kinh_te_thuong_ mai?left_menu=1

9.“T(nh h(nh ph&t tri1n nông thôn thành ph9 Hồ Chí Minh giai đoCn 2000 – 2005 (24/07/2006)”www.chicucptnthcm.com/chinhsach/Tinh%20hinh%20PTNT

%20TPHCM%202001-2005.doc

10. Đ(nh Quang (ch3 biên), “V8 qu& tr(nh đô thị h#a trên th* giBi và ở nưBc ta hiện nay”, Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, NXB Văn h#a thông tin, Hà Nội, 2005, tr.31, 252 tr.

11. PGS.TS. Phan Xuân Biên, “Những vAn đ8 ph&t tri1n đô thị và quản lý ph&t tri1n đô

thị từ thưc trCng TPHCM và những đ8 xuAt, khuy*n nghị”, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhung-van-de-phat-trien-do-thi-va-quan-ly-phat-trien- do-thi-tu-thuc-trang-tphcm-va-nhung-de-xuat-kh-1491848634,

Cập nhật: 08:31 12-10-2018.

25

12. Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, Số 103+104/2020, “Thưc trCng và giải ph&p v8 đô thị ho& vùng ven đô thành ph9 Hồ Chí Minh từ sau đổi mBi”,http://vusta.vn/chitiet/tin- tuyen-sinh-dao-tao/Thuc-trang-va-giai-phap-ve-do-thi-hoa-vung-ven-do-thanh-pho-Ho- Chi-Minh-tu-sau-doi-moi-1011,

Cập nhật:11/10/2010 11:54

26

1

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN xã hội học đ ề tài đô THỊ hóa ở TP HCM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w