Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục xây DỰNG PHONG CÁCH LÃNH đạo của HIỆU TRƯỞNG ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở LONG THẠNH, HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN (Trang 25 - 28)

kiến nghị 4.1. Kết

luận

Với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện ngoài việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện là chú trọng đổi mới quản lý, quản trị trường học. Trong bối cảnh này, vai trò của Hiệu trưởng thực sự quan trọng, cần loại bỏ phong cách lãnh đạo độc đoán, quan liêu, chuyên quyền (như không đi sâu đi sát phong trào, không nắm được tình hình cụ thể của ngành, không gần gũi cấp dưới và học hỏi cấp dưới; thích ngồi bàn giấy hơn là tìm hiểu thực tế). Từ đó hiệu trưởng cần xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, ôn hoà, hiệu quả, gần gũi, thân thiện. Hiệu trưởng cần suy nghĩ kỹ trước khi làm, lời nói đi đôi với việc làm thống nhất giữa lý luận với thực tiễn; làm việc với tập thể, dân chủ quyết đoán, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ; sâu sát thực tế, dựa vào cấp dưới; khiêm tốn, cởi mở, tiếp thu, tự phê bình và phê bình; cần cù, tiết kiệm, tỉ mĩ, coi trọng chất lượng; kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với tính linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý công việc.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với Phòng Giáo dục

Kiến nghị lãnh đạo phòng chỉ đạo cho các bộ phận lập kế hoạch, tổ chức các buổi trao đổi học tập kinh nghiệm, chia sẻ trong công tác quản lý, lãnh đạo của hiệu trưởng tất cả các trường trong huyện. Hoặc có thể tổ chức hội thi cán bộ quản lý, lãnh đạo giỏi, thông qua đó Hiệu trưởng trong huyện được gặp gỡ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Phòng giáo dục phê duyệt, cho mời chuyên gia có kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo tốt tư vấn, tập huấn cho Hiệu trưởng và cần quan tâm sâu sát, giúp đỡ nhiều hơn đối với Hiệu trưởng mới được bổ nhiệm.

Khen thưởng, nêu gương Hiệu trưởng gương mẫu về phong cách lãnh đạo. Đồng thời có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý những Hiệu trưởng có biểu hiện sai trái.

4.2.2. Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần quan tâm, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển giáo dục của nhà trường.

Chính quyền địa phương cần tuyên truyền đến người dân về vai trò của gia đình trong giáo dục con cái, kết hợp tốt ba môi trường: gia đình-nhà trường-xã hội.

4.2.3 Đối với đơn vị

Hiệu trưởng cần làm tốt công tác dự nguồn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, bồi dưỡng chính trị trước khi được bổ nhiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;

2.Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;

3. Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 thông tư ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

4.Giáo trình chuyên đề 19: Phong cách lãnh đạo;

5. Phong cách lãnh đạo, quản lý, ThS Trần Nhật Duật Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;

6.Thư viện số, Trường Cán bộ quản lý Thành Phố Hồ Chí Minh.

18

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục xây DỰNG PHONG CÁCH LÃNH đạo của HIỆU TRƯỞNG ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở LONG THẠNH, HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w