4.1. Kết luận
Công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ của Hiệu trưởng nhà trường với cha mẹ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và là vấn đề không thể thiếu trong công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng góp phần tạo nên một thế hệ tương lai tốt cho đất nước.
Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục và định hướng cho học sinh. Vì làm tốt điều này sẽ tạo được sự thống nhất, mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục, định hướng và phương pháp giáo dục ở trường cũng như ở nhà; tránh được sự mâu thuẫn về cách giáo dục từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen, nhân cách tốt học sinh.
Để làm tốt được điều này, là Hiệu trưởng tôi phải từng bước cải tiến công tác phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh sao cho có sự gắn kết chặt chẽ, tạo được lòng tin ở phụ huynh. Vì vậy Hiệu trưởng phải nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của gia đình và Ban đại diện cha mẹ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên về công tác phối hợp với cha mẹ trẻ; tổ chức tốt các hội nghị, nhất là Hội nghị Cha mẹ trẻ đầu năm, tìm hiểu và trực tiếp tham gia giới thiệu nhân sự vào Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, lớp. Nhân sự Ban đại diện cha mẹ trẻ phải là người có am hiểu về giáo dục, về công việc của trường, có kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết với công tác nhà trường, có kiến thức về nuôi dạy con và đặc biệt là khả năng truyền đạt đến mọi người và được mọi người yêu mến và làm theo thì càng tốt hơn.
Cải tiến về sự nhìn nhận ở phụ huynh bằng cách đi vào chiều sâu của chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tại trường.
Hiệu trưởng xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, có tâm huyết với nghề, có tinh thương trách nhiệm cao đối với trẻ đối với công việc chung.
Chỉ đạo giáo viên, nhân viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; luôn phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với cha mẹ trẻ; luôn tôn trọng,
31
lắng nghe những ý kiến góp ý chân thành của phụ huynh giúp có lợi cho việc chung của nhà trường và cũng từ đó sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường ngày một tốt hơn giúp hiệu quả giáo dục ngày càng tốt hơn. Đồng thời HT có trách nhiệm chính trong việc phối hợp với GĐ HS và BĐD CMHS, kiểm tra đôn đốc, tạo niềm tin là nhân tố quyết định đến kết quả thực hiện nâng cao hiệu quả GD, nhận thức cho CMHS cũng như phổ biến những chủ trương, chính sách về GD, thống nhất mục tiêu và phương pháp GD nhằm xây dựng môi trường GD thống nhất, biến quá trình GD thành quá trình tự GD.
4.2. Kiến nghị
Đối với sở Giáo Dục và Đào Tạo có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp sư phạm cho giáo viên; kỹ năng vận dụng bài học vào GD đạo đức HS, nâng cao nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho từng giáo viên. Nên có bộ phận chuyên môn theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm, công tác GD đạo đức ở các trường.
Đối với chính quyền địa phương
Quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo các ban ngành trong xã làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục, giúp mọi người hiểu về tầm quan trọng của giáo dục, mỗi người góp phần nhỏ bé của mình xây dựng giáo dục xã nhà ngày một phát triển hơn. Giúp mọi người hiểu rằng: "đầu tư cho giáo dục là đầu tư mang tính chiến lược và lâu dài".Hội khuyến học phải hoạt động mạnh mẽ, quan tâm đến việc khen thưởng học sinh có thành tích học tập tốt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Địa phương cần phối hợp chặc chẽ với nhà trường trong công tác điều tra trẻ và vận động trẻ ra lớp. Từ đó giúp con em trong đia bàn huyện được đến trường ngày càng nhiều hơn./.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường phổ thông, lưu hành nội bộ 2. Nghị quyết Hội nghị TW 2 khóa VIII
3. Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2019
4. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. 5. Tiểu luận tốt nghiệp các khóa trước
6. Thư viện số của trường Cán bộ Quản lý thành phố Hồ Chí Minh
34
35 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com