4.2. PHÂN LOẠI DẢI TẦN SỐ
Tần số có một vai trò quan trọng trong việc lan truyền sóng vô tuyến. Có thể tóm tắt theo thứ tự từ tần số thấp đến tần số cao dưới đây:
• Tần số rất thấp (VLF: Verylow frequency) từ 10 - 30 KHz. ở tần số này sóng lan truyền giữa tầng điện li
và trái đất theo hướng độ cong của trái đất với cự li lớn, suy giảm thấp và độ ổn định tốt. Sự nhiễu xạ lớn nhất do độ dài bước sóng, tín hiệu có thể thu và phát ở dưới mặt nước.
•Tần số thấp (LF: low frequency) từ 30 - 300 KHz: ở tần số này sự nhiễu xạ giảm, sự suy giảm có thể tăng có ở những khoảng cách lớn. LF hầu hết là sóng đất, khi độ rộng băng được mở rộng hơn sẽ cho phép ta sử dụng xung ở tần số 100 KHz.
• Tần số sóng trung (MF: Middle Frequency) từ 300 KHz - 3MHz. Đối với dải tần số này thì sóng đất tỏ
ra hiệu quả hơn nhưng công suất giảm mạnh ở cự li xa.
•Tần số cao (HF: High Frequency) từ 3 - 30 MHZ: Tầm hoạt động của sóng đất ở dải tần này bị giới hạn. Nhưng độ cao của angten làm tăng tầm hoạt động đồng thời có tác dụng trong việc lan truyền sóng trời.
•Tần số rất cao (VHF: Very high frequency) từ 30 - 300 MHZ. ở tần số này ảnh hưởng rất nhiều từ hướng
truyền sóng và phản xạ của sóng đất đến cự ly hoạt động.
•Tần số siêu cao (SHF: Super high frequency) từ trên 300 MZH ở tần số này không có sóng trời, việc lan truyền phụ thuộc vào hướng và phản xạ của sóng đất. Sự nhiễu xạ và nhiễu do khí quển không xảy ra..
4.2. PHÂN LOẠI DẢI TẦN SỐ
4.3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM