Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác. Có thể phân chia các loại dịch vụ tài chính thành bốn nhóm:
- Dịch vụ ngân hàng
- Dịch vụ trên thị trường chứng khoán - Dịch vụ bảo hiểm
- Dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính
c.Vai trò của DV tài chính
Xúc tiến đầu tư
Các dịch vụ tài chính ra đời tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với nhà sản xuất và các sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn. Trong giai đoạn này, các dịch vụ tài chính sẽ giải cứu các nhà đầu tư, chẳng hạn như các ngân hàng thông qua thị trường phát hành mới và cho phép các doanh nghiệp huy động vốn.
Nhà đầu tư có thể huy động thêm vốn thông qua thị trường chứng khoán, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Các tổ chức cho thuê và bao thanh toán cho phép doanh
nghiệp không chỉ bán được sản phẩm mà còn sở hữu các công nghệ hiện đại, máy móc nhằm sản xuất thêm.
Thúc đẩy tiết kiệm
Quỹ tương hỗ trong các dịch vụ tài chính mang lại nhiều cơ hội cho các hình thức tiết kiệm đa dạng. Trên thực tế, để tạo ra sự thuận tiện cho những người hưu trí hay cao tuổi, để họ thể yên tâm về mức lợi tức đầu tư hợp lý, ít rủi ro, nên các loại lựa chọn đầu tư khác nhau mới ra đời.
Nhiều cơ hội tái đầu tư khác nhau cũng được cung cấp cho những người quan tâm đến sự tăng trưởng tiết kiệm của họ. Hệ thống luật do Nhà nước ban hành, vừa điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ tài chính, vừa bảo vệ được lợi ích của cộng đồng.
Giảm thiểu rủi ro
Nhờ sự hiện diện của các công ty bảo hiểm, rủi ro của các doanh nghiệp cũng như các dịch vụ tài chính được giảm thiểu. Các công ty bảo hiểm không chỉ bảo vệ chủ thể khỏi điều kiện kinh doanh biến động, mà còn tránh được những rủi ro do tác động bên ngoài gây nên. Chẳng hạn như thiên tai, thảm họa,…
Không chỉ là một giải pháp giảm thiểu rủi ro, mà còn là nguồn tài chính đóng vai trò tiết kiệm. Nếu tính toán theo đúng khía cạnh này.
Tối đa hóa lợi nhuận
Các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận nếu như có sự hiện diện của các dịch vụ tài chính. Điều này có thể thực hiện được do sự sẵn có của tín dụng ở mức độ hợp lý. Doanh nghiệp có thể tận dụng các loại hình tín dụng đa dạng để phục vụ cho việc mua tài sản. Thậm chí, họ có thể cho thuê một số tài sản có giá trị rất cao trong một số trường hợp.
Nhà phân phối và nhà sản xuất đều có cơ hội tăng doanh thu nhờ vào các công ty bao thanh toán. Ngay cả khi bị cạnh tranh rất gay gắt, doanh nghiệp vẫn có thể bán sản phẩm, hàng hóa của mình với tỷ suất lợi nhuận thấp. Họ có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình với doanh thu cổ phiếu cao hơn.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Người tiêu dùng có cơ hội sở hữu được những dịch vụ và sản phẩm khác nhau nhờ vào các dịch vụ tài chính. Trên cơ sở đó, họ có thể cải thiện mức sống của mình. Chẳng hạn như việc mua nhà cửa, xe hơi, các vật dụng cần thiết cũng như sang trọng khác được thực hiện hóa thông qua đa dạng các dịch vụ tài chính cung cấp.
Tất cả các ngành phát triển một cách đồng đều đều cần thiết cho sự phát triển kinh tế nói chung. Trong đó, việc phân phối đồng đều nguồn vốn cho tất cả các lĩnh vực được các dịch vụ tài chính đảm bảo. Điều này mang lại sự tăng trưởng cân bằng của nền kinh tế, cùng với đó tạo ra nhiều triển vọng việc làm hơn cho lao động.
Biểu đồ 6:Bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính toàn cầu giai đoạn 2011-2021
Năm Kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ tài chính (USD) Tỷ trọng so với tổng xuất khẩu dịch vụ quốc tế (%) 2011 420,171,016,000 7.93 2012 422,202,204,000 7.72 2013 451,636,889,000 9.22 2014 473,490,207,000 9.05 2015 455,351,743 9.12 2016 452,294,872 8.91 2017 486,091,147 8.80 2018 520,067,298 8.55 2019 517,570,468 8.32 2020 533,656,148 10.74 Nguồn:https://www.trademap.org/Service_SelService_TS.aspx?nvpm=1%7c%7c %7c%7c%7c%7c%7cS00%7c1%7c3%7c1%7c2%7c2%7c1%7c5%7c1%7c1%7c1
Dựa theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy doanh thu dịch vụ tài chính quốc tế năm 2011 đạt khoảng 420 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 7,93% tổng xuất khẩu dịch vụ quốc tế.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008, tuy nhiên nó vẫn khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên đầy biến động trong những năm tiếp theo. Năm 2011- 2012 là hai năm liên tiếp mà kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính có sự tăng trưởng nhẹ. Năm 2013, doanh thu dịch vụ tài chính quốc tế có sự khởi sắc với con số doanh thu tăng lên đến gần 30 tỷ USD.
Trong giai đoạn từ 2013-2016, tỷ trọng xuất khẩu của ngành dịch vụ tài chính so với tổng xuất khẩu dịch vụ ổn định ở mức khoảng 9%, nổi bật nhất trong giai đoạn này là năm 2014 với kim ngạch xuất khẩu lên đến 473,5 tỷ USD.
Trong những năm tiếp theo, doanh thu tiếp tục tăng một cách ấn tượng. kim ngạch xuất khẩu ngành chạm ngưỡng 533,6 tỷ USD. Năm 2019, dịch vụ tài chính cũng chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, vì thế doanh thu đã sụt giảm khoảng 3 tỷ USD.
Đến năm 2020, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều phương thức mới để tiếp cận dịch vụ tài chính được tạo ra, góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu ngành chạm ngưỡng 533,6 tỷ USD.
Top 5 quốc gia có KNXK lớn nhất
Mỹỹ Anh Luxembourg Singapore Đ cứ
0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 144,343,000 78,548,761 63,302,793 31,608,163 29,143,134 T U S D ỷ
Biểu đồ 7: Top 5 quốc gia có KNXK dịch vụ tài chính cao nhất năm 2020 Nguồn: trademap.org
NHẬN XÉT:
Ngành dịch vụ tài chính đã và đang có mức tăng trưởng đáng kể trong thời gian 10 năm trở lại đây, tỷ trọng ngành tăng chạm ngưỡng xấp xỉ 11% tổng KNXK dịch vụ năm 2020. Các quốc gia phát triển cũng chú trọng trong việc phát triển và đạt doanh thu lớn từ việc xuất khẩu. 5 quốc gia đạt doanh thu cao nhất bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Luxembourg, Singapore và Đức
Trong đó, Mỹ là nước có tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ tài chính cao nhất trên thế giới với doanh thu đạt khoảng 144,34 tỷ USD năm 2020. Mỹ là quốc gia duy nhất có giá trị xuất khẩu tăng trưởng ổn định qua các năm bất chấp những biến động do ảnh hưởng của đại dịch đến thương mại dịch vụ trên thế giới. Các thị trường khách hàng lớn nhất của Mỹ bao gồm:
- Liên minh châu Âu: doanh thu khoảng 43,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30,4%
doanh thu xuất khẩu
- Vương Quốc Anh: doanh thu khoảng 19,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,73%
- Canada: doanh thu khoảng 9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,23%
- Nhật Bản: doanh thu khoảng 5,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 3,6%
- Ireland: Doanh thu khoảng 4,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 3,4 %
- Anh, Luxembourg và Đức trong suốt 10 năm qua luôn nằm trong những nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính với mức tăng trưởng khá ổn định và ít biến đổi. Trong 5 năm gần đây, thị trường dịch vụ tài chính thế giới chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Singapore, đỉnh điểm là doanh thu 2020 chạm mức khoảng 29 tỷ USD, trực tiếp uy hiếp đến vị trí thứ 3 với Luxembourd (31,6 tỷ USD)
Hệ sinh thái tài chính số đang phát triển trên toàn thế giới với sự “bùng nổ” của phân khúc dịch vụ thanh toán số, các mảng dịch vụ khác vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Thực tế cho thấy, các dịch vụ tài chính mới đã xuất hiện và đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường thương mại dịch vụ. Điều này giải thích cho việc bất chấp những ảnh hưởng do đại dịch, năm 2020, doanh thu dịch vụ tài chính trên toàn thế giới tiếp tục phủ sắc xanh.
Những xu hướng phát triển của DV tài chính do tác động của cuộc CM4.0
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang làm thay đổi khu vực tài chính, giúp tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính theo những cách thức sâu sắc, toàn diện hơn. Từ đây xuất hiện một thuật ngữ mới – Fintech. Fintech là sự kết hợp giữa
Finance (tiền tệ, tài chính) và Technology (công nghệ), hiểu nôm na là công nghệ tài chính. Giải thích một cách đơn giản, thì fintech đề cập đến việc tận dụng sự sáng tạo công nghệ để sử dụng trong các hoạt động, dịch vụ tài chính.
Nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng và quản lý tài chính ngày càng lớn, mở ra cơ hội cho cả các tổ chức tài chính truyền thống và các công ty Fintech. Trong thời gian tới, việc xuất hiện các loại dịch vụ tư vấn đầu tư, quản lý tài chính cá nhân… bằng các ứng dụng của trí tuệ thông minh nhân tạo (AI)… mang tính tất yếu.
Mặc dù có quy mô tương đối nhỏ so với các dịch vụ tài chính truyền thống, các dịch vụ tài chính số đang có tốc độ tăng trưởng nhanh tại nhiều quốc gia và khu vực, thậm chí ở cả những nơi mà tài chính toàn diện truyền thống đang chững lại hoặc giảm sút, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á. Các bằng chứng cho thấy, Fintech (bao gồm cả mobile money), có thể giúp người dân và doanh nghiệp duy trì, thậm chí tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, tài chính số cũng giúp bổ khuyết cho các dịch vụ tài chính truyền thống tại những nơi mà việc cung cấp các dịch vụ truyền thống ít hiện diện. Không chỉ làm thay đổi cách cung cấp các dịch vụ tài chính, Fintech đem lại nhiều lợi ích như giao dịch nhanh hơn, hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn, yêu cầu ít hơn hoặc không cần tài sản thế chấp cho cấp tín dụng,.. Các dịch vụ tài chính số do đó cũng dễ dàng vươn tới các đối tượng hộ gia đình thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong bối cảnh chính phủ các nước thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, kiểm soát dịch bệnh do COVID-19, các dịch vụ tài chính số có được những cơ hội mới để thúc đẩy tài chính toàn diện. Thực tế cho thấy, Fintech đang đóng vai trò quan trọng giảm thiểu tác động của COVID-19 với việc tạo thuận lợi cho triển khai các giải pháp tài khóa kịp thời, hiệu quả tới người thụ hưởng, thậm chí cả các đối tượng không được tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Bằng cách giảm và loại bỏ các tương tác vật lý và việc sử
dụng tiền mặt, Fintech giúp các chính phủ cung cấp các gói hỗ trợ nhanh chóng, an toàn tới người dân, doanh nghiệp. Tại các nước mà việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng bị hạn chế, mobile money đang được sử dụng để thực hiện chuyển tiền cứu trợ của chính phủ (như Namibia, Peru, Uganda, Zambia). Một số công ty Fintech cũng tham gia đáp ứng yêu cầu thanh khoản cho SMEs, như tại Trung Quốc, hoặc cung cấp các khoản vay ưu đãi cho người vay bị tác động bởi dịch bệnh như Ấn Độ, Kenya, Vương quốc Anh.
Fintech đã và đang tạo thuận lợi cho người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng, mở ra cơ hội cho khu vực dân cư lớn hơn tham gia vào các hoạt động kinh tế chính thức.
3 làn sóng công nghệ chính góp phần hình thành nên hệ sinh thái dịch vụ tài chính này, bao gồm: Thanh toán kỹ thuật số; tài sản mã hóa; trí tuệ nhân tạo. Trong đó, các công nghệ thanh toán số tác động mạnh mẽ nhất và đang phát triển nhanh, còn tài sản mã hóa và trí tuệ nhân tạo, thì mới bước đầu tạo ra những thay đổi nhỏ trong hệ thống tài chính.
Xu hướng dịch vụ tài chính số trên toàn thế giới được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Cụ thể, các định chế tài chính đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số (cả kênh bán hàng và quy trình nội bộ); Hình thành các hệ sinh thái tài chính với các ngân hàng thương mại lớn/Bigtech giữ vai trò điều phối); Dữ liệu khách hàng được sử dụng để tạo ra những sản phẩm thiết kế riêng; Các fintech, bigtech sẽ có ảnh hưởng lớn hơn tới thị trường tài chính, có thể thông qua việc cạnh tranh hoặc hợp tác với các định chế tài chính truyền thống; các mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính mới cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.