HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Chương trình giáo dục đại học ngành tâm lí (Trang 25 - 26)

1. Chương trình này với nội dung 53 môn học cho chuyên ngành 1 và 52 môn học cho chuyên ngành 2 (chưa kể tự tìm hiểu thực tế và học thực hành tại cơ sở, môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng) với khối lượng kiến thức tương ứng với 185

đơn vị học trình, là chương trình đào tạo nội khoá bắt buộc đối với tất cả sinh viên khoa Tâm lý học Trường Đại Học Văn Hiến và được thực hiện theo những quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã được ghi trong quy chếĐào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy mà Bộđã ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Với sự khuyến khích và giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa, mỗi sinh viên còn có một Kế hoạch tự học, tự đào tạo ngoại khoá thêm phù hợp với những điều kiện cụ

thể và riêng tư của cá nhân mỗi sinh viên, được sinh viên thực hiện một cách tự nguyện và linh hoạt nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết thực tế nghề nghiệp và năng lực thực hành của mình. Tất nhiên, kế hoạch này của mỗi sinh viên phải được thực hiện ngoài thời gian học các môn học trong Chương trình đào tạo nội khoá bắt buộc và không ảnh hưởng đến việc học các môn học đó. Việc thực hiện kế hoạch này của mỗi sinh viên

được sinh viên báo cáo với Ban chủ nhiệm khoa dưới hình thức viết Bản thu hoạch có xác nhận của cơ sở và được Ban chủ nhiệm khoa đánh giá bằng một cột điểm được gọi là điểm quá trình học tập ở các cơ sở nghề nghiệp như là một phần trong tổng điểm thực tập cuối khoá.

3. Câu lạc bộ Tâm lý học (mỗi học kỳ tổ chức sinh hoạt một lần) và Nội san Dạy và học Tâm lý học của Khoa (mỗi học kỳ ra một số) là sân chơi, là diễn đàn để

sinh viên trao đổi với nhau kết quả tự học, tựđào tạo của mình và cũng là nơi để sinh viên rèn luyện năng lực nói và viết khoa học của mình. Câu lạc bộ Tâm lý học cũng là nơi sinh viên tự nguyện tham dự những buổi báo cáo, tập huấn chuyên đề ngoại khóa về

Tâm lý học của các nhà tâm lý học

4. Đọc tài liệu tham khảo tâm lý học (ở thư viện của Trường và trên mạng Internet) và đọc báo tường về Tâm lý học của Khoa là việc thường xuyên không thể

5. Ban chủ nhiệm Khoa tạo điều kịên và khuyến khích sinh viên đến dự các buổi

hội thảo hay tập huấn quốc tế hàng năm về tâm lý học được tổ chức ở TP.Hồ Chí Minh để cập nhật và nâng cao học vấn tâm lý học của mình và để thiết lập mối quan hệ, giao lưu giữa các nhà tâm lý học trong xã hội và sinh viên đang học ở Khoa.

6. Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý học trường Đại Học Văn Hiến quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo này theo tinh thần đổi mới giáo dục đại học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra: giảm lý thuyết, tăng thực hành, giảm thuyết trình trên lớp của thầy cô, tăng tự học, tự nghiên cứu và thảo luận của sinh viên, tăng thời gian sinh viên đi tìm hiểu thực tế, học thực hành và thực tập nghề nghiệp ở cơ sở.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2009

HIỆU TRƯỞNG

Một phần của tài liệu Chương trình giáo dục đại học ngành tâm lí (Trang 25 - 26)